Giữa tâm bão của đợt bùng phát mạnh mẽ COVID-19, các hoạt động kinh tế vẫn bị hạn chế bởi những “tâm tư” len lỏi trong thị trường tài chính, nhưng cũng đồng thời gia tăng kỳ vọng về các gói kích thích trong tương lai.
Sự đánh đổi giữa nỗi đau kinh tế và chính sách nới lỏng phong tỏa chỉ nhấn mạnh thêm xu hướng tập trung nhiều vào Hoa Kỳ giai đoạn gần đây. Điều này xuất hiện dưới dạng lợi suất thực giảm, áp lực lên đồng Đôla Mỹ và kích thích hàng hoá, đặc biệt là Vàng.
Thứ kim loại trú ẩn lấp lánh này đã phá mức giá cao nhất mọi thời đại năm 2011 và tạo đỉnh tạm thời tại $1,981/oz vừa mới đây. Nhà đầu tư đang mong chờ một nhịp tăng giá lên kiểm tra vùng $2,000 và điều này hoàn toàn có cơ sở. Nhu cầu về Vàng có “đồng minh” khi mối quan hệ Mỹ – Trung, thứ sẽ dịu xuống khi ngày bầu cử càng tới gần, hiện đang không mấy tốt đẹp.
Ông Steen Jakoobsen tại Saxo Bank cho biết:
“Theo như các hành động giá hiện nay, $2,000 sẽ là mức cản tâm lý tiếp theo của Vàng, còn đối với Bạc sẽ là $25, vẫn thấp hơn 50% so với đỉnh cao nhất năm 2011.”
Không khó để hiểu tại sao Vàng lại có động lực tăng mạnh mẽ như vậy khi tương lai mù mờ của nền kinh tế đang thức ép ngân hàng trung ương và chính phủ giữ nguyên trạng thái nới lỏng, dẫn đầu là Hoa Kỳ với mức lợi suất trái phiếu kỳ hạn 10 năm đạt mức thấp nhất mọi thời đại tại -0.9% khi giá Vàng dao động tại $1,520
Tới từ BNY Mellon, ông John Velis cũng chia sẻ:
“Câu chuyện của lợi suất thực gắn liền với đà tăng của Vàng. Là sản phẩm thay thế hoàn hảo nhất, lãi suất thực của các tài sản phi rủi ro theo sát biến động giá Vàng như hình với bóng. Hai yếu tố đẩy giá Vàng lên cao chính là kỳ vọng lạm phát và kỳ vọng lợi nhuận thực phản ánh qua lợi suất thực.”
Việc lợi suất thực giảm do bị ảnh hưởng từ các chính sách của Cục Dự trữ Liên bang đã làm đồng USD suy yếu trong một thời gian dài, và tuần giao dịch mới đã bắt đầu bằng việc đồng bạc xanh liên tục ghi nhận các khoản giảm sâu.
TD Securities cho biết tâm lý thị trường hiện tại đang thúc đẩy đồng Euro chạm ngưỡng $1.18 trước khi USD lấy lại được vị thế của mình.
Cần chú ý rằng trong thị trường ngoại hối, bên cạnh Euro, các loại tiền tệ khác đang có cơ hội bắt kịp đồng Đôla Mỹ, đặc biệt là Yên Nhật.
Brad Bechtel tại Jefferies Group lưu ý rằng việc tỷ giá AUD/USD được giao dịch trên mức 0.71 cho thấy sự suy yếu của đồng USD đang lan rộng; bên cạnh đó đồng krona của Thuỵ Điển đang có đà tăng mạnh mẽ hơn cả Euro và Đôla Mỹ.
Lý do ẩn sau những động thái này là việc Nhà Trắng và Quốc hội tranh cãi về biện pháp chi tiêu mới. Đối với mọi cuộc đấu tranh chính trị ngắn hạn, những thông điệp chính sách dài hạn có vẻ không tốt cho đồng USD. Biểu đồ từ Citi Group dưới đây cho thấy đồng Đôla Mỹ đang hướng tới những vùng giá thấp hơn trong dài hạn khi Washington tiếp tục mở rộng chi tiêu:
Xét trên quan điểm chính sách, sự mất giá của đồng Đôla giúp bù lại lỗ hổng trong nền kinh tế yếu kém của Hoa Kỳ và nhịp trượt giá gần đây phản ánh sự gia tăng số ca nhiễm COVID-19 cùng những đợt phong toả mới trên một phần lãnh thổ quốc gia.
Nền kinh tế Mỹ đang lết từng bước chậm chạp bởi những hạn chế hiện tại qua đỗi nặng nề và việc kết thúc quá trình phong toả đòi hỏi một sự hồi phục thần kỳ.
Cuộc khủng hoảng sức khoẻ đang đòi hỏi một biện pháp toàn diện cho phép phục hồi hoàn toàn các hoạt động kinh tế. Tạm thời, những chi tiêu của chính phủ được bảo lãnh bởi các chính sách của ngân hàng trung ương đang lấp đầy khoảng trống.
Cho tới nay, sự đảo chiều từ đỉnh đại dịch đang là niềm hy vọng, nhưng đâu đó vẫn tồn tại nguy cơ bất ổn kinh tế sâu sắc ẩn trong những lời hứa xoay quanh vắc-xin và các phương pháp điều trị.
Ông Neil Shearing tại Capital Economics lưu ý:
“Câu hỏi chung cho Hoa Kỳ và các nền kinh tế khác là liệu đợt bùng phát tiếp theo sẽ nằm ở lành tính hay ác tính”, và kết quả sẽ kéo theo “nguy cơ cho việc phong tỏa rộng và nghiêm ngặt hơn, kéo theo đó là một đợt suy thoái kép nghiêm trọng.”
Quick Hits – Thị trường đang dò xét được gì?
Kết quả cuộc họp kéo dài hai ngày của Cục Dự trữ Liên bang sẽ kết luận trong ngày mai, dự kiến sẽ nghiêng về hướng “dovish”, nghĩa là giảm bớt áp lực đè lên lợi suất thực. Động thái này sẽ giúp tăng cao kỳ vọng lạm phát và tính hấp dẫn của các tài sản rủi ro. Nhưng, sự sụt giảm của lợi suất thực không báo trước kỳ vọng tăng trưởng dài hạn của nền kinh tế mà lại là một kết quả thiếu ổn định.
Tâm lý trị trường sẽ đổ dồn về Chủ tịch FED Jerome Powell trong suốt bài phát biểu của ông với kỳ vọng sẽ không có cản trở nào đối với lợi suất thực âm.
Lou Crandall tại Wrightson Icap không loại trừ việc ngân hàng trung ương Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ nền kinh tế: “Chủ tịch Powell luôn cẩn thận để không làm ảnh hưởng tới các quyết định của FOMC, vậy nên chúng tôi hi vọng ông sẽ tiếp tục kiềm chế bản thân một lần nữa trong cuộc họp báo tuần này. Chúng tôi không loại trừ khả năng FED sẵn sàng đưa ra tín hiệu rằng chương trình mua tài sản của họ sẽ nghiêng về phía trái phiếu có kỳ hạn, một khi bản kế hoạch được hoàn tất vào mua thu này.”
Đó là tín hiệu cho một nhịp giảm của lợi suất thực và đường cong lợi suất danh nghĩa phẳng hơn, biểu thị bằng sự chênh lệch giữa lợi suất trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm và 5 năm. Khoảng cách giữa chúng đã giảm xuống dưới mức 100 điểm cơ bản và từ giờ trở đi, nó hoàn toàn có thể kiểm tra mức thấp nhất hồi tháng Tư tại 80 điểm cơ bản hay tháng Ba tại 52 điểm cơ bản.
Cổ phiếu các công ty khai thác Vàng như Newmont Mining và Barrick Gold đã tăng hơn 50% trong năm nay. Tuy nhiên, AJ Bell cho rằng họ đang bị tụt lại và lưu ý chỉ số NYSE Arca Gold Bugs, mặc dù đã tăng 41% trong năm nay “nhưng vẫn chỉ bằng 0.18 lần giá trị của Vàng, so sánh với giá trị trọn đời trung bình (từ sau 1997) 0.31x và đỉnh cao nhất 0.62x lần vào năm 2003”.
Họ cho biết thêm: “Các nhà sản xuất Vàng cung cấp đòn bẩy rất lớn cho những chuyển động (lên hoặc xuống) của giá Vàng khi mà chi phí của họ phần lớn là cố định. Do đó, chỉ một thay đổi nhỏ của giá cũng có thể dẫn đến những biến động lớn của lợi nhuận, dòng tiền và cổ tức.”
Theo Dự báo Tiền tệ