30 C
Hanoi
07/07/2024
Image default
Tin mới nhất Vàng Vàng thế giới Vàng trong nước

Phiên 10/6: SJC không nhúc nhích khi thế giới chạm mốc 2300 USD, chênh lệch hiện tại là bao nhiêu?

(GVNET) – Audio

Tóm Tắt

  • Vàng miếng SJC đi ngang 4 phiên liên tiếp, mặc thăng trầm của thị trường vàng thế giới.
  • Giá vàng thế giới chạm mốc 2300 USD, giá sau quy đổi đạt trên 72 triệu đồng.
  • Vàng nhẫn hôm nay thiếu sôi động với mức giao dịch giằng co dưới mốc 75 triệu đồng/lượng.

Nội dung chi tiết

Thị trường vàng miếng “chôn chân” tại đáy hơn 4 tháng ở mức 76,98 triệu đồng/lượng kể từ phiên 6/6 đến nay, dù vàng thế giới đã trải qua các cung bậc cao thấp với biên độ rộng trước khi kết thúc tuần vừa qua tại ngưỡng 2294 USD. Bước sang tuần mới có dấu hiệu hồi phục, vàng thế giới vừa mốc 2300 USD.

Giá mua – bán vàng miếng tại một số đơn vị thời điểm 18h ngày 10/6/2024:

  • SJC Hồ Chí Minh: 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng.
  • DOJI Hà Nội: 74,98 – 76,98 triệu đồng/lượng.
  • Bảo Tín Minh Châu: 75,50 – 76,98 triệu đồng/lượng.
  • Phú Quý: 75,50 – 76,98 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường vàng nhẫn, trước diễn biến hồi phục nhưng chưa thật sự bứt phá của vàng thế giới, vàng nhẫn trong nước hôm nay cũng tương đối ảm đạm. Chuẩn bị kết thúc phiên 10/6, vàng nhẫn tại một số đơn vị đi ngang hoặc giảm 100.000 đồng/lượng so với giá mở cửa. Giao dịch hiện không quá 74,7 triệu đồng, vàng nhẫn đang neo tại vùng giá thấp nhất kể từ ngày 8/4/2024.

Giá mua – bán vàng nhẫn tại một số đơn vị thời điểm 18h ngày 10/6:

  • Nhẫn SJC: 72,60 – 75,20 triệu đồng/lượng.
  • Bảo Tín Minh Châu: 73,33 – 74,63 triệu đồng/lượng.
  • Nhẫn Doji: 73,35 – 74,60 triệu đồng/lượng.
  • Nhẫn Phú Quý: 73,40 – 74,70 triệu đồng/lượng.

Cùng thời điểm trên, Giá vàng thế giới giao dịch ở ngưỡng 2.300 USD/ounce. Quy đổi theo tỷ giá USD trên thị trường tự do (25.750 VND/USD), vàng thế giới đứng tại 72,14 triệu đồng/lượng (đã bao gồm thuế, phí), thấp hơn vàng miếng 4,8 triệu đồng, giảm 200.000 đồng so với cuối tuần trước.

Tính đến tuần vừa rồi, vàng thế giới đã giảm 3 tuần liên tiếp, trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị ở Trung Đông không còn nóng như trước, nhiều nhà đầu tư chốt lời sau khi giá vàng lập kỷ lục trong tháng 5, và khả năng Fed có thể giữ lãi suất cao hơn lâu hơn vì áp lực lạm phát trong nền kinh tế Mỹ được nhận định là còn lớn. Ngoài ra, Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Canada (BOC) đã bắt đầu giảm lãi suất trong tuần vừa rồi, góp phần đưa đồng USD tăng giá, gây áp lực mất giá thêm lên vàng.

Đã có những dấu hiệu cho thấy nhu cầu vàng của Trung Quốc yếu đi khi giá vàng tăng cao. Dữ liệu của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC) cho thấy Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mua ròng 60.000 ounce vàng trong tháng 4, giảm từ 160.000 ounce trong tháng 3 và 390.000 ounce trong tháng 2. Ngoài ra, tổng lượng vàng nhập khẩu của Trung Quốc trong tháng 4 giảm 30% so với tháng 3.

Tuy nhiên, chuyên gia Nicholas Frappell của công ty ABC Refinery ở Sydney nhận định phản ứng của giá vàng sau tin Trung Quốc “có vẻ như mang tính chất kỹ thuật”. “Tôi sẽ ngạc nhiên nếu việc Trung Quốc tạm dừng mua ròng vàng mở ra một xu hướng chung đối với nhu cầu vàng của khu vực chính thức”, ông Frappell nói.

Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng việc Trung Quốc dừng mua vàng chỉ là vấn đề tạm thời.

Bà Michelle Schneider, Giám đốc nghiên cứu của công ty MarketGauge, nhận định các yếu tố căn bản của thị trường kim loại quý là không hề thay đổi. “Bất ổn địa chính trị vẫn còn, lạm phát vẫn còn, nợ chính phủ toàn cầu đang tăng vượt tầm kiểm soát. Những yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng và giá bạc”, bà Schneider nói.

Tuần này, tâm điểm chú ý của nhà đầu tư là cuộc họp của Fed vào ngày thứ Ba và thứ Tư, và báo cáo chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Mỹ dự kiến công bố vào ngày thứ Tư.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....