Tính đến cuối tháng 6, người tiêu dùng Mỹ nợ tổng cộng 14.960 tỷ USD, mức cao kỷ lục và nhiều hơn 812 tỷ USD so với số nợ ghi nhận được vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra.
Người dân Mỹ đang “ôm” nợ nhiều hơn bao giờ hết. Theo Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) chi nhánh New York, chi tiêu và mua nhà qua thẻ tín dụng tăng vọt khiến nợ hộ gia đình tại Mỹ trong quý II tăng khoảng 313 tỷ USD, tương đương mức tăng 2,1%.
Đây là mức tăng danh nghĩa lớn nhất kể từ năm 2007 và là mức tăng phần trăm lớn nhất trong 7 năm rưỡi.
Tính đến cuối tháng 6, người tiêu dùng Mỹ nợ tổng cộng 14.960 tỷ USD, mức cao kỷ lục và nhiều hơn 812 tỷ USD so với số nợ ghi nhận được vào cuối năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra.
Dư nợ thẻ tín dụng tăng 17 tỷ USD trong quý II, nhưng vẫn thấp hơn mức 140 tỷ USD vào cuối năm 2019. Dư nợ cho vay mua ôtô tăng thêm 33 tỷ USD.
Nợ thế chấp, khoản nợ đóng góp lớn nhất vào tổng nợ hộ gia đình, tăng 282 tỷ USD lên 10.440 tỷ USD.
Khoảng 44% số nợ chưa thanh toán là của năm 2020, trong đó bao gồm cả các khoản thế chấp mới và tái cấp vốn.
Tuy nhiên, ngay cả khi thị trường nhà ở Mỹ đang nóng và việc đi vay để mua nhà vẫn tăng cao.
Tuy nhiên, các chương trình của Fed, cùng với các sáng kiến của người cho vay giúp kiểm soát tình trạng nợ quá hạn do số lượng các khoản thế chấp quá hạn đạt mức thấp kỷ lục trong quý II.
Trong khi đó, các khoản vay dành cho sinh viên, loại nợ duy nhất giảm trong quý trước, giảm xuống còn 14 tỷ USD, chủ yếu vẫn nằm trong các chương trình hoãn nợ theo Đạo luật CARES (Đạo luật cứu trợ, hỗ trợ và an ninh kinh tế).
Theo NDH