Thông tin và Truyền thông Nhật Bản công bố báo cáo cho biết chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của nước này trong tháng 10 đã tăng lên mức cao nhất trong 40 năm.
Cụ thể, báo cáo cho biết CPI (không tính biến động giá cả mặt hàng tươi sống) của nước này trong tháng 10 đã tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2021. Mức cao nhất kể từ tháng 1/1991.
Mức tăng này đã cao hơn dự báo trước đưa ra trước đó là 3,5% và ghi nhận đà tăng 14 tháng liên tục. Nguyên nhân chủ yếu khiến chỉ số CPI của Nhật Bản gia tăng là do giá nguyên liệu nhập khẩu tăng và xu hướng đồng Yên yếu khiến giá cả các mặt hàng sinh hoạt liên tục tăng giá trong thời gian vừa qua.
CPI tổng hợp bao gồm giá cả mặt hàng tươi sống của Nhật Bản trong tháng 10/2022 tăng 3,7%. CPI tổng hợp không tính giá năng lượng và mặt hàng tươi sống đạt 2,5%.
Bất chấp việc áp lực giá cả tăng – vốn là mối lo ngại lớn đối với các hộ gia đình – BoJ cho biết họ sẽ không tham gia vào xu hướng thắt chặt chính sách tiền tệ toàn cầu thông qua việc tăng lãi suất.
Thống đốc BoJ Haruhiko Kuroda hôm thứ Năm đã nhắc lại cam kết duy trì chính sách kích thích tiền tệ để hỗ trợ nền kinh tế vẫn đang phục hồi mong manh sau suy thoái do dịch Covid-19, và sẵn sàng đối mặt với lạm phát được cho là vẫn đang thấp hơn so với các nước phát triển khác.
Thống đốc Kuroda lập luận rằng việc hàng hóa nhập khẩu tăng giá đóng góp một nửa vào mức độ tăng của lạm phát, nhưng chi phí cao sẽ không thể kéo dài mãi.
“Lạm phát tiêu dùng của Nhật Bản có thể sẽ đạt 3% trong năm tài chính hiện tại, kết thúc vào tháng 3/2023, nhưng tỷ lệ này sẽ giảm xuống còn một nửa trong năm tài chính tới do hàng hóa và các yếu tố chi phí đẩy có xu hướng giảm”, ông Kuroda nhận định.
Nhằm giảm tác động của việc đồng Yen suy yếu và lạm phát tới nền kinh tế, tháng trước, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết chính phủ nước này sẽ dành 260 tỷ USD cho gói kích thích, trong đó bao gồm các biện pháp khuyến khích tăng lương và hỗ trợ các hộ gia đình thanh toán hóa đơn năng lượng.
Giavang.net