Ở thời điểm gần cuối năm và chuẩn bị bước sang năm mới, giá vàng đang chật vật không vượt được ngưỡng 1.900USD/ounce.
Theo phân tích và nhận định của một ngân hàng, giá vàng sẽ có thể có thêm động lực để vượt lên trên ngưỡng 2.000USD/ounce trước khi thị trường mất đà tăng vào nửa sau của năm 2020.
Theo dự báo mới nhất của trưởng bộ phận nghiên cứu hàng hóa tại ngân hàng BNP Paribas, ông Harry Tchilinguirian, giá vàng sẽ đạt đỉnh trong quý 2 của năm 2021, mức giá trung bình ước đạt 2.021USD/ounce.
Chuyên gia phân tích này tuy nhiên khá trung lập với triển vọng giá vàng năm nay, ông dự báo giá vàng sẽ ở ngưỡng trung bình 1.945USD/ounce.
Đến năm 2022, ngân hàng này dự báo giá vàng sẽ trung bình ở ngưỡng 1.900USD/ounce.
Trong cuộc phỏng vấn mới đây với Kitco News, ông Tchilinguirian nói rằng ông lạc quan về triển vọng giá vàng trong ngắn hạn, các biện pháp tiền tệ và tài khóa sẽ gây áp lực lên lợi suất trái phiếu và thậm chí cũng đẩy lợi suất trái phiếu vào ngưỡng âm.
“Lợi suất trái phiếu sẽ ở ngưỡng âm trong vòng ít nhất 2 quý tới. Tuy nhiên sau đó, tình hình thay đổi một phần bởi quan điểm của người dân với nền kinh tế thay đổi”, ông nhấn mạnh.
Ông Tchilinguirian nói rằng sức hấp dẫn của vàng trong nửa đầu năm 2021 sẽ bắt đầu giảm đi trong quý 3/2020 do nhà đầu tư lạc quan về triển vọng của kinh tế toàn cầu, họ tin rằng kinh tế toàn cầu khi đó đã vượt qua được những khó khăn của năm 2020 do đại dịch Covid-19. Trước thềm năm mới, chính phủ nhiều nước đã bắt đầu triển khai tiêm vắc xin Covid-19.
Ông Tchilinguirian cho biết các chuyên gia thuộc BNP dự báo hoạt động tiêm vắc xin sẽ mở rộng trong nửa sau của năm 2021.
“Chúng ta sẽ chứng kiến lợi suất danh nghĩa, đặc biệt loại 10 năm tăng lên. Và tất nhiên, khi lợi suất thực tăng, điều này sẽ không tốt cho giá vàng. Khi chúng ta bước vào năm 2022, rủi ro vĩ mô liên quan đến đại dịch Covid-19 sẽ giảm đi đáng kể, kết quả, nhu cầu đối với vàng sẽ đi xuống. Tất cả những nhà đầu tư đổ tiền vào vàng giờ đây đang cân nhắc lại phân phối tài sản của mình và chuyển tiền vào tài sản có độ rủi ro cao”, ông Tchilinguirian nhận định.
Đối với rủi ro lạm phát, ông Tchilinguirian cho rằng đại dịch Covid-19 đã tạo ra quá nhiều sự trì trệ trong kinh tế toàn cầu đến nỗi mà sẽ cần phải qua thời gian chỉ số giá tiêu dùng mới tăng lên được. Chính sách tiền tệ nới lỏng chưa từng có sẽ còn khiến cho giá tài sản tăng lên hơn nữa, tuy nhiên điều đó sẽ không ảnh hưởng đến kinh tế toàn cầu nói chung.
Theo Bizlive