20 C
Hanoi
22/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Hàng hoá Tin mới nhất

Nga rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen, giá lúa mỳ tăng vọt

Sau gần 1 năm tham gia, Nga thông báo rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen, cho rằng những điều khoản liên quan đến Nga không được thực thi.

Hôm thứ Hai (17/7), Nga cho biết sẽ không gia hạn thỏa thuận này. Thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc do Thổ Nhĩ Kỳ và Liên Hợp Quốc làm trung gian vào tháng 7/2022 là một bước đột phá ngoại giao hiếm hoi được thiết kế để ngăn chặn một cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu.

Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen đã nhiều lần được gia hạn trong thời gian ngắn, trong bối cảnh Nga ngày càng bất bình về những hạn chế được cho là hạn chế xuất khẩu đầy đủ ngũ cốc và phân bón của họ.

Nga trước đó nhiều lần đe dọa rút khỏi thỏa thuận. Sự vụ này sẽ tác động tới những quốc gia mua lương thực lớn như Trung Quốc, Tây Ban Nha và Ai Cập.

Người phát ngôn Điện Kremlin, Dmitry Peskov cho biết: “Tổng thống Vladimir Putin đã đặt hạn chót là ngày 17/7. Đáng tiếc là những điều khoản liên quan đến Nga trong thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen không được thực thi. Vì vậy, thỏa thuận này sẽ chấm dứt hiệu lực từ hôm nay”.

Giá lúa mì, bắp ngô và đậu tương đều tăng vọt sau thông tin trên. Hợp đồng tương lai lúa mì tăng vọt 3% trong ngày 17/7, chạm mức 689,25 xu mỗi giạ, mức cao nhất kể từ ngày 18/6. Tuy nhiên, hiện giá lúa mì còn thấp hơn nhiều so với mức 1.177,5 xu/giạ đã xác lập hồi tháng 5/2022.

Hợp đồng tương lai bắp ngô tăng lên 526,5 xu/giạ, còn hợp đồng tương lai đậu tương tăng lên 1.388,75 xu/giạ.

Tàu chở ngũ cốc Ukraine neo đậu tại cảng ở Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: RT

Động thái rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc của Nga sẽ tác động mạnh tới tuyến đường giao thương trọng yếu từ Ukraine.

Nga và Ukraine là hai trong số các nhà sản xuất nông nghiệp hàng đầu thế giới, cũng là những quốc gia chủ chốt trên thị trường lúa mì, lúa mạch, ngô, hạt cải dầu, hạt hướng dương và dầu hướng dương.

Thỏa thuận mang tên “Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen” được Liên Hợp Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ làm trung gian đàm phán vào tháng 7/2022, cho phép Ukraine tiếp tục xuất khẩu ngũ cốc bằng đường biển và giúp giải quyết khủng hoảng lương thực toàn cầu do ảnh hưởng từ xung đột ở châu Âu. Gần 33 triệu tấn ngũ cốc đã được Ukraine xuất khẩu trong khuôn khổ thỏa thuận, trước khi chuyến tàu chở hàng cuối cùng rời quốc gia Đông Âu hôm 16/7.

Quan chức Điện Kremlin nhấn mạnh quyết định không gia hạn thỏa thuận không liên quan đến vụ tấn công cầu Kerch nối bán đảo Crimea với lục địa Nga. Đại sứ Nga tại Belarus Boris Gryzlov cùng ngày nói rằng giới chức ngoại giao đã gửi thông báo chính thức đến Ukraine về quyết định rút khỏi thỏa thuận.

Bộ Ngoại giao Nga cho hay Moskva sẵn sàng xem xét quay lại thỏa thuận nếu “thấy những kết quả chắc chắn, thay vì những lời hứa hẹn”.

Peter Ceretti, nhà phân tích của công ty tư vấn rủi ro chính trị Eurasia Group cho rằng, việc đình chỉ thỏa thuận có thể sẽ không kích hoạt một đợt lạm phát lương thực toàn cầu và gây bất ổn mới trong thời gian tới.

“Các chuyến hàng ngũ cốc của Nga sẽ tiếp tục và sự sụp đổ của thỏa thuận sẽ không ngăn chặn hoàn toàn các chuyến hàng của Ukraine qua Biển Đen hoặc những chuyến hàng qua châu Âu. Tuy nhiên, trong tương lai, việc kết thúc thỏa thuận ngũ cốc sẽ gây thêm một số áp lực tăng giá lương thực khác, chẳng hạn như hạn hán ở châu Âu và sự khởi đầu của hiện tượng thời tiết El Nino. Các thị trường bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự sụp đổ của thỏa thuận sẽ là các quốc gia ở Bắc Phi và Levant nhập khẩu khối lượng lớn ngũ cốc từ khu vực Biển Đen”, ông cho biết.

Kể từ khi được ký kết vào tháng 7/2022, Liên Hợp Quốc cho biết “Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen” đã cho phép hơn 32 triệu tấn lương thực được xuất khẩu từ ba cảng Biển Đen của Ukraine là Odesa, Chornomorsk và Pivdennyi đến 45 các quốc gia trên toàn thế giới.

Chính vì lý do này mà Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres đã mô tả thỏa thuận này đóng một “vai trò không thể thiếu” trong an ninh lương thực toàn cầu.

Đầu tháng 7, ông Guterres cho biết thỏa thuận “phải tiếp tục” vào thời điểm xung đột, khủng hoảng khí hậu, giá năng lượng và các yếu tố khác làm ảnh hưởng đến sản xuất và khả năng chi trả lương thực, trong khi 258 triệu người phải đối mặt với nạn đói ở 58 quốc gia trên toàn thế giới.

Carlos Mera, người đứng đầu thị trường hàng hóa nông nghiệp tại ngân hàng Rabobank cho biết, trong khi các nhà đầu tư đang chuẩn bị cho việc thỏa thuận bị hủy bỏ, việc Nga rút khỏi thỏa thuận là “một đòn giáng” vào thị trường.

Sáng kiến này đã hỗ trợ ổn định giá cả và ngăn chặn tình trạng thiếu hụt trên khắp thế giới đang phát triển.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....