Muốn làm được điều đó, trước tiên người tiêu dùng cần phải có sự hiểu biết tương đối về thị trường vàng. Giá vàng luôn luôn thay đổi, vì thế điều quan trọng nhất mà người tiêu dùng cần xác định đó chính là mức giá phản ánh giá trị người tiêu dùng chấp nhận được trước khi bán vàng.
Cụ thể, khi giá vàng xuống người tiêu dùng mua vào, đến lúc giá lên lại bán ra kiếm lời. Người tiêu dùng vừa làm việc vừa “lướt sóng” kiểm tra thông tin, sự biến động của giá vàng hàng ngày và kiếm lời trong ngày, dù ít nhưng đều đặn và ít rủi ro.
Không mua vàng trang sức, chỉ mua vàng nhẫn, vàng miếng bốn số 9
Nếu bán vàng, người tiêu dùng nên biết rằng, bán vàng miếng có giá trị hơn so với vàng trang sức, bởi vàng trang sức sẽ mất giá khá nhanh.
Mua vàng trang sức thì tốn kém vì cộng thêm tiền gia công, tiền hao hụt, ….mà khi bán lại theo thị hiếu, vì làm theo thời trang mùa trước, khi xu hướng thay đổi giá trị món nữ trang đó sẽ giảm chứ không tăng được. Bởi vậy, lưu trữ vàng trang sức để bán sau bắt buộc phải chịu lỗ (dù giá vàng tăng cỡ nào cũng lỗ). Bên cạnh đó, vàng gửi tiết kiệm ngân hàng, hoặc giao dịch trên sàn vàng cũng chỉ có loại vàng miếng được chấp nhận. Vậy, cất giữ thì không nên mua vàng trang sức mà phải mua vàng miếng.
Hơn nữa, với lợi thế về giá trị được chia nhỏ, sẽ phù hợp với cả người nhiều tiền cũng như người ít tiền. ưu điểm lớn nhất của đầu tư vàng lẻ là thanh khoản cực cao: tay trái mua, tay phải có thể bán ngay kiếm lời hoặc cắt lỗ mà không hề lo bị “ngâm” vốn.
Tuy nhiên, trước khi bán vàng, người tiêu dùng nên thận trọng, xem xét nhìn nhận thị trường vàng xem bán hàng thời điểm đó có phù hợp hay không. Đối với vàng lẻ, khách hàng có thể mua bán trong ngày.
Đừng bán lúc “ào ào bán” và mua ra khi “ai cũng mua”
Lúc giá vàng tăng, sẽ ào ào có nhiều người bán ra: Người bán sẽ có cảm giác lãi mà lỗ. Ví dụ, mua vàng giá 3 triệu, sau một thời gian thì vàng tăng 4 triệu, nghĩ lời 1 triệu và thấy nhiều người tranh thủ bán nên nghĩ đây là mức giá tốt để bán, không bán gấp thì khi vàng giảm sẽ “nguy”. Điều này là tuyệt đối không nên.
Nhưng tình huống tưởng lãi mà lỗ, bởi vì thực tế giá vàng luôn biến động, có những khi vàng tăng 1 triệu nhưng chỉ cần vài tiếng sau là hàng ngàn người xếp hàng, chưa chắc cửa hàng vàng đã chịu mua vào. Tương tự, lúc giá vàng giảm, mua sẽ gặp tình huống tưởng lãi mà lỗ. Ví dụ sau khi mua vào, giá vàng tăng 600.000 đồng/lượng, tưởng lãi nhưng thực tế không phải như vậy, bản thân vẫn có thể lỗ 600.000 đồng. Bởi vậy, phải chờ giá vàng tăng 1,2 triệu đồng/lượng mới hòa vốn. Cho nên quy tắc quan trọng không kém là không đi theo xu hướng.
Quy tắc “không bỏ trứng vào một giỏ”
Nhà đầu tư nên dành 30% ngân sách của mình cho vàng, phần còn lại cũng nên đầu tư vào một thị trường khác, nếu dồn hết vào một thứ, khi lỗ thì kết quả sẽ rất nặng nề.
Chọn vàng thương hiệu và cửa hàng lớn
Mua vàng có thương hiệu, có hóa đơn chứng từ, dấu mộc rõ rang, nếu có chuyện gì bất trắc hoặc phát hiện vàng có dấu hiệu bất thường thì vẫn có thể lên tiếng và đòi quyền lợi ngay. Ngược lại, nếu mua vàng những chỗ bình thường thì chuyện mua phải vàng bị trộn tạp chất, vàng cân thiếu, vàng dán tem giả, ăn gian tuổi vàng….là chuyện dễ gặp phải.
Tổng hợp