33 C
Hanoi
26/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Lạm phát Nhật Bản lên mức cao nhất kể từ tháng 10/2014

Dữ liệu làm nổi bật vấn đề khó khăn mà Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) phải đối mặt khi họ cố gắng củng cố một nền kinh tế mỏng manh bằng cách duy trì lãi suất cực thấp, điều này thúc đẩy sự trượt giá không mong muốn của đồng yen đang làm tăng chi phí sinh hoạt của các hộ gia đình.

Bộ Nội vụ và Truyền thông Nhật Bản ngày 20/9 công bố báo cáo cho biết lạm phát của nước này trong tháng 8 đã chạm con số 2,8%, mức cao nhất kể từ tháng 10/2014.

Theo báo cáo, đây là tháng thứ 5 liên tiếp chỉ số giá tiêu dùng cơ bản (CPI) trên toàn quốc vẫn cao hơn mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 2% do BoJ đề ra.

Mức tăng CPI của tháng 8/2022 lớn hơn một chút so với dự báo của thị trường là 2,7% và cao hơn đáng kể con số 2,4% ghi nhận hồi tháng 7/2022.

Khi loại bỏ các sản phẩm thực phẩm tươi sống dễ biến động giá và chi phí nhiên liệu, CPI tháng 8/2022 của Nhật Bản đã tăng 1,6% so với cùng kỳ một năm trước đó, tăng nhanh từ mức 1,2% trong tháng 7/2022 và đánh dấu tốc độ hàng năm nhanh nhất kể từ năm 2015.

Cũng trong tháng 8/2022, lạm phát toàn phần của Nhật Bản đạt 3,0%. Đây là mức cao nhất kể từ năm 1991, càng cho thấy “nỗi đau” mà người tiêu dùng nước này đang phải gánh chịu do chi phí sinh hoạt tăng.

Ông Darren Tay, nhà kinh tế Nhật Bản tại công ty tư vấn Capital Economics cho biết: “Lạm phát mạnh trong tháng 8 đã tăng vọt lên một mức cao khác kể từ năm 1991 và sẽ còn tiếp tục tăng cao”.

Sự suy yếu của đồng yên đã trở thành vấn đề đau đầu đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản vì gây tổn hại cho các nhà bán lẻ và người tiêu dùng bằng cách thổi phồng giá nhiên liệu và thực phẩm nhập khẩu vốn đã tăng cao.

Khác với nhiều nước khác, BOJ đã không lựa chọn giải pháp tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát, bởi ngân hàng này coi việc tăng giá hàng hóa hiện tại chỉ là tạm thời.

Khoảng cách ngày càng tăng giữa chính sách tiền tệ của Nhật Bản và việc tăng lãi suất ở các nước khác đã khiến đồng yen lao dốc, xuống mức thấp trong nhiều thập kỷ so với đồng USD.

BOJ vẫn duy trì mục tiêu duy trì lạm phạt ở mức 2%, cho đây là yếu tố thúc đẩy nền kinh tế lớn thứ 3 thế giới.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....