Thị trường vàng khởi động tuần mới khá tích cực và xác nhận 3 phiên tăng liên tục.
Vào lúc 4:25 chiều EST, hợp đồng vàng kì hạn tháng 12 tăng 9,50USD mỗi ounce, tương đương 0,53% và cố định ở mức 1826,40$.
Bạc cũng đã cho thấy mức tăng đáng kể trong ngày thứ Hai, với hợp đồng kì hạn tháng 12 tăng 0,388USD mỗi ounce, tương đương 1,61% và chốt ở mức 24,545$. Mặc dù sự suy yếu của đồng đô la là một yếu tố góp phần nhất định vào sự tăng giá của của quý kim trong ngày đầu tuần, nhưng những lo ngại về lạm phát và các ngân hàng trung ương trên toàn cầu duy trì một chính sách tiền tệ cực kỳ phù hợp mới là động lực chính đằng sau các động thái gần đây của vàng. Đồng đô la giảm 0,287 điểm, tương đương 0,30%, với chỉ số đô la cố định ở mức 94,035 khi chốt phiên đầu tuần.
Lần cuối cùng giá vàng giao dịch ở các mức này là ngày 3/9/2021, khi vàng đạt mức cao nhất là 1837$ và đóng cửa ở mức 1833$. Kể từ đó, chúng ta đã thấy hợp đồng tương lai vàng giảm dần và chạm đáy 1720$ vào ngày 29/9 và ngày 30/9 trước khi phục hồi. Tuy nhiên, trong tháng 10, vàng đã nhiều lần cố gắng kiểm tra nhưng không thành công trong việc duy trì mức giá trên 1800$. Theo đó 1800$ khẳng định là một mức kháng cự mạnh.
Tất cả đã thay đổi vào ngày 4/11 thứ Năm của tuần trước khi những người tham gia thị trường phản ứng với tuyên bố của Cục Dự trữ Liên bang, ECB và Ngân hàng Trung ương Anh. Cả ba ngân hàng trung ương lớn đều ủng hộ lập trường thu hẹp gói mua tài sản nhanh hơn so với thông báo ban đầu nhằm hạn chế áp lực lạm phát đang gia tăng.
Mặc dù áp lực lạm phát đã tăng lên đáng kể, nhưng nhìn chung các ngân hàng trung ương đều chỉ ra rằng lãi suất sẽ vẫn ở mức hiện tại, ít nhất là trong thời gian tới. Mặc dù Cục Dự trữ Liên bang đã thông báo họ sẽ bắt đầu quá trình giảm dần trong tháng này, Chủ tịch Powell chỉ ra rằng mặc dù họ sẽ bắt đầu giảm mua tài sản hàng tháng, bảng cân đối tài sản trị giá 8,6 nghìn tỷ USD của họ sẽ cung cấp thanh khoản cần thiết và lãi suất thấp để tiếp tục hỗ trợ phục hồi kinh tế. Trong khi thảo luận và đưa ra kế hoạch giảm lượng mua hàng tháng, họ không đưa ra tuyên bố nào liên quan đến việc bán ra bất kì khoản nắm giữ trái phiếu khổng lồ nào của họ.
Nếu bạn nhớ lại, khi Cục Dự trữ Liên bang lần đầu tiên sử dụng biện pháp nới lỏng định lượng vào năm 2009, họ đã tích lũy tài sản tổng cộng 4,5 nghìn tỷ USD. Khi bắt đầu nới lỏng và kết thúc chương trình QE, họ cũng bắt đầu thanh lý số dư tài sản trị giá 4,5 nghìn tỷ USD của mình. Tuy nhiên, họ chỉ có thể bán ra 800 tỷ USD, đưa bảng tài sản của họ về 3,7 nghìn tỷ USD trước khi họ cho rằng việc bán ra tài sản thêm sẽ gây tổn hại cho nền kinh tế Hoa Kỳ, vốn vừa phục hồi sau cuộc khủng hoảng ngân hàng năm 2009.
Những người tham gia thị trường và các nhà giao dịch sẽ tập trung cao độ vào báo cáo lạm phát của Hoa Kỳ hôm thứ Tư để cho biết liệu áp lực lạm phát có đang ổn định hay không hay tăng lên như nhiều người nghĩ. Vào tháng 10, dữ liệu của chính phủ cho thấy áp lực lạm phát đã giảm nhẹ với chỉ số CPI-U (Chỉ số giá tiêu dùng cho khu vực thành thị) từ 5,4% xuống 5,3%.
Tuy nhiên, mặc dù dữ liệu của tháng 10 về áp lực lạm phát trong tháng 9 thấp hơn một chút so với tháng trước, nó vẫn chỉ ra rằng lạm phát cao hơn đang ảnh hưởng đến người tiêu dùng ở Hoa Kỳ khi giá năng lượng, thực phẩm và tiền thuê nhà tiếp tục tăng vọt hơn 5%. Với áp lực lạm phát có khả năng vẫn ở mức cao trong những tháng tới, điều này sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc giá vàng vượt qua mức cao mà vàng giao dịch vào đầu tháng 9 – đây cũng là mức kháng cự kỹ thuật mạnh của vàng bây giờ 1835$ . Ba ngày giao dịch gần nhất đã làm thay đổi mức tâm lý quan trọng là 1800$ – chuyển nó từ kháng cự mạnh thành hỗ trợ tốt.
Giavang.net