Nhiều ý kiến cho rằng đà tăng mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Mỹ là phản ứng quá mức trong bối cảnh quốc gia này vẫn phải đóng cửa vì dịch bệnh. Tuy nhiên, theo JPMorgan, thì xu hướng thăng hoa mới chỉ ở giai đoạn bắt đầu.
Khoản tiền lớn đang được đổ vào hệ thống tài chính đồng nghĩa với việc các loại tài sản rủi ro đang nhận được sự thúc đẩy mạnh mẽ. Trong khi đó, JPMorgan nhận thấy tiềm năng của xu hướng rót hàng tỷ USD vào cổ phiếu và trái phiếu là để cân bằng danh mục đầu tư. Trong năm nay, các quỹ MMF đã huy động được 1,2 nghìn tỷ USD, còn các nhà quản lý quỹ với giá trị tổng cộng 591 tỷ USD đang nắm giữ khoản tiền mặt ở mức chưa từng thấy từ trước đến nay, theo Bank of America.
Tất cả những yếu tố trên đều cho thấy nhà đầu tư có tiềm lực mạnh mẽ đến thế nào để thúc đẩy đà tăng cho Phố Wall ở thời điểm hiện tại, khi giá cổ phiếu hầu như không chứng kiến biến động mạnh từ những yếu tố cơ bản như lợi nhuận doanh nghiệp, căng thẳng Mỹ-Trung đang leo thang trở lại.
Nhóm chiến lược gia với sự dẫn dắt của Nikolaos Panigirtzoglou cho biết: “Nhà đầu tư vẫn đang giảm tỷ trọng đối với cổ phiếu và những dấu hiệu của việc mở rộng danh mục đầu tư quá mức đang được xác định là đến từ các nhà đầu tư thuận xu thế (momentum trader). Hiện vẫn còn nhiều ‘room’ để nhà đầu tư gia tăng việc phân bổ cổ phiếu.”
JPMorgan cho biết việc phân bổ cổ phiếu đối với các nhà đầu tư nhóm phi ngân hàng – gồm hộ gia đình, quỹ hưu trí, các khoản đóng góp và quỹ đầu tư quốc gia, có thể sẽ tăng lên 49% trong những năm tới, trong bối cảnh lãi suất thấp và thanh khoản cao. Hiện tại, tỷ lệ này là 40%.
Lấy ví dụ ở trường hợp của John Roe – chủ tịch quỹ đa tài sản tại Legal & General Investment Management. Ông bắt đầu mua vào cổ phiếu ở thời gian gần đây, sau khi tìm thấy một vài cơ hội trong thị trường tín dụng. Nhà đầu tư này nhận thấy đà tăng mạnh mẽ khi mức giá cao hơn của thị trường thu hút nhiều vị thế mua vào hơn. Tuy nhiên, ông vẫn cân nhắc về những lo ngại trước đó, rằng đại dịch sẽ gây thiệt hại lâu dài cho nền kinh tế.
Một dấu hiệu khác cho thấy tâm lý thận trọng, đó là nhà đầu tư đang ở vị thế bán ròng mạnh, do đó có thể khả năng cao rằng giá cổ phiếu sẽ tăng lên khi họ mua lại mã đó. Các nhà đầu tư đã xây dựng vị thế bán ròng mạnh nhất từ trước đến nay đối với S&P 500 futures vào năm 2015. Theo số liệu của Markit, xu hướng bán ròng trong quỹ ETF lớn nhát thế giới vẫn đang ở mức cao gần nhất vào tháng 3.
Đối với các nhà đầu tư cá nhân, thì xu hướng “ưa thích” rủi ro có thể đang dần trở lại. Theo số liệu của EPFR Global được trích dẫn bởi BoA, thị trường chứng khoán Mỹ và các quỹ tín dụng đã ghi nhận dòng tiền đổ vào mạnh hơn trong tuần tính đến ngày 27/5. Đồng thời, dòng tiền chảy vào các quỹ tiền tệ đã chậm lại, các quỹ trái phiếu chính phủ cũng nhận thấy sự sụt giảm lần đầu tiên trong 6 tuần.
Theo JPMorgan, các nhà đầu tư thuận xu thế, như các cố vấn về giao dịch hàng hóa, đang là thành phần duy nhất giữ vị thế “quá mua” (overbuy) tại Phố Wall. Theo ước tính của ngân hàng này, dấu hiệu của động lực đối với thị trường chứng khoán Mỹ đã quay trở lại ở mức cao. Lần gần đây nhất ghi nhận tín hiệu về việc “quá mua” như hiện tại là gần đầu năm nay, ngay trước khi thị trường lao dốc mạnh. Các chiến lược gia của JPMorgan cho biết, dẫu vậy, việc nhà đầu tư xu thế chốt lời cũng không thể khiến diễn biến của thị trường chuyển hướng tiêu cực, do hoạt động phân bổ cổ phiếu ở mức thấp của những nhóm nhà đầu tư khác.
Đối với các nhà đầu tư định lượng khác, Nomura Securities dự đoán rằng các quỹ kiểm soát sự biến động của Mỹ – nhắm đến mức độ dao động giá cụ thể, sẽ đổ tiền vào thị trường chứng khoán một lần nữa, khi thị trường ổn định.
Tóm lại, với khối lượng của S&P 500 đang ở mức cao nhất trong 2 thập kỷ so với lợi nhuận của năm tới, thì giá cổ phiếu dường như đang ở mức cao. Tuy nhiên, rất ít nhà đầu tư thực sự rót tiền.
Theo Nhịp sống kinh tế