30 C
Hanoi
17/05/2024
Image default
Tin mới nhất Vàng

Kinh tế phục hồi thách thức các ngân hàng trung ương

Vàng ghi nhận mức tăng khiêm tốn trong ngày thứ Tư, phục hồi một phần áp lực bán mạnh của ngày thứ Ba.

Lúc 5h chiều EDT, hợp đồng vàng tháng 12/2021 tăng 4,90USD (+0,27%) chạm 1798,30$. Hỗ trợ vàng trong phiên thứ Tư là lợi suất trái phiếu Mỹ kỳ hạn 30 năm thấp hơn và chỉ số đô la Mỹ giảm nhẹ.

Lợi suất Trái phiếu kho bạc kỳ hạn 30 năm của Hoa Kỳ chốt phiên thứ Tư ở 1,955% (-0,086%).

Chênh lệch lợi suất giữa trái phiếu kỳ hạn 2 năm và kỳ hạn 10 năm đã giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tháng. Chênh lệch lợi suất giữa các công cụ nợ kỳ hạn 5 và 30 năm của Hoa Kỳ đang ở mức hẹp nhất kể từ khi đại dịch bùng phát vào tháng 3/2020.

Theo Vivien Lou Chen của MarketWatch:

Tâm trạng của thị trường trái phiếu đã đi xuống vào thứ Tư khi các nhà giao dịch đặt câu hỏi về khả năng của nền kinh tế Mỹ trong việc ứng phó với động thái tăng lãi suất tiềm năng của Cục Dự trữ Liên bang vào năm tới và đường cong lợi suất trái phiếu phằng ra.

Đây là mối lo ngại chung đối với Cục Dự trữ Liên bang và tất cả các ngân hàng trung ương lớn, bao gồm cả ECB (Ngân hàng Trung ương Châu Âu). Cuộc họp tháng 10 của ECB sẽ bắt đầu vào thứ Năm (tối thứ Tư tại Hoa Kỳ). Những người tham gia thị trường kỳ vọng rằng ECB sẽ giữ nguyên lãi suất và chương trình kích thích hiện tại (Chương trình Mua hàng Khẩn cấp Đại dịch) ít nhất cho đến tháng 12 năm nay, điều này đưa chúng ta đến khía cạnh quan trọng nhất gây khó khăn cho Cục Dự trữ Liên bang và các ngân hàng trung ương trên toàn thế giới.

Cục Dự trữ Liên bang và ECB bị mắc kẹt trong chính định hướng chính sách của mình

Cả Cục Dự trữ Liên bang và ECB đều bị dồn vào thế khó tài chính khi họ cố gắng đối phó với áp lực lạm phát cao hơn kỳ vọng của họ, cùng với tăng trưởng kinh tế chậm lại thấp hơn kỳ vọng của họ. Công cụ chính được các ngân hàng trung ương sử dụng nhằm giảm bớt áp lực lạm phát gia tăng là tăng lãi suất. Tuy nhiên, trong khi tăng lãi suất chắc chắn có thể làm giảm tỷ lệ lạm phát, nó cũng sẽ có tác động cực kỳ bất lợi đối với sự phục hồi kinh tế toàn cầu.

Neils Christensen, Biên tập viên của Kitco News, đã trích dẫn chính xác những gì Thorsten Polleit, Nhà kinh tế trưởng của Degussa Goldhandel GmbH, nói về tình thế tiến thoái lưỡng nan hiện đang gây ra cho Cục Dự trữ Liên bang và ECB.

Rõ ràng là chính sách thắt tiền tệ thông qua tăng lãi suất, hạn chế tín dụng và siết cung tiền sẽ tương đương với một trận động đất đối với hệ thống kinh tế và tài chính toàn cầu – bởi vì sự phục hồi kinh tế mới nhất được thúc đẩy bởi lãi suất cực thấp và nguồn cung cấp tín dụng và tiền bạc lớn hơn bao giờ hết. Nếu các ngân hàng trung ương có ý định điều hành chống lạm phát giá cả bằng cách tăng lãi suất trở lại ‘mức bình thường’, thì suy thoái kinh tế sẽ là điều không thể tránh khỏi.

Giavang.net

Đang tải....