Giá vàng tăng nhanh kể từ năm 2000 đã thúc đẩy hàng triệu người rót tiền vào châu Phi, Nam Mỹ và các khu vực khác, nơi những người đào vàng chỉ sử dụng công nghệ thô sơ, đơn giản.
Đầu năm 2000, giá vàng giao tương lai ghi nhận ở mức 283,2 USD/ounce, theo Investing. Tuy nhiên, chốt phiên giao dịch ngày 17/1, giá vàng đạt 1.557,35 USD/ounce, tăng gần 450% so với cách đây hai thập kỉ.
Tăng trưởng kinh tế nhanh chóng tại Trung Quốc và khủng hoảng tài chính năm 2008 đã thúc đẩy nhu cầu từ giới đầu cơ, các ngân hàng thế giới, nhà đầu tư nhỏ, nhà sản xuất trang sức… Theo đó gia tăng hoạt động đào vàng trên khắp thế giới, đặc biệt là việc khai thác không tốn nhiều chi phí bằng cách sử dụng công nghệ đơn giản.
Hoạt động đào vàng trái phép – với người đào vàng sẽ khai thác theo phương pháp thủ công hoặc qui mô nhỏ – đã xuất hiện trong nhiều thế kỉ và vàng mang lại thu nhập cho những cộng đồng không tìm được sinh kế nào khác.
Theo một nền tảng chuyên về dữ liệu khai thác vàng qui mô nhỏ Delve, thế giới hiện có khoảng 15 – 20 triệu người khai thác theo công nghệ thô sơ và hàng triệu người phụ thuộc vào hoạt động này.
Ngày càng có nhiều người đang cố gắng đưa kiểu thương mại đang phát triển nhanh chóng này vào dòng chảy của nền kinh tế chính thức.
Tuy nhiên hoạt động khai thác trái phép đã tạo ra chất thải độc hại và lạm dụng lao động, tội phạm có tổ chức và mại dâm, theo các tổ chức gồm cả Liên Hợp Quốc và OECD.
Vậy hoạt động khai thác vàng thủ công là gì?
Những người khai thác thủ công và qui mô nhỏ thường vận hành công việc tự do, đôi khi trả tiền cho chủ đất để được tiếp cận khu vực khai thác hoặc trao cho ông chủ một phần quặng của họ.
Nhiều người làm việc với cuốc và xẻng và đeo những gì họ đào được trên lưng. Những người khác sử dụng máy đào và máy nghiền.
Thông thường, các công ty khai thác sử dụng thủy ngân để tách vàng, sau đó biến nó thành quặng vàng bán tinh khiết để bán cho thương nhân.
Rất khó để xác định sản lượng của các hoạt động khai thác thủ công và qui mô nhỏ, nhưng công ty tư vấn Metal Focus ước tính kiểu khai thác này đang sản xuất khoảng 560 tấn vàng mỗi năm trị giá khoảng 27 tỉ USD.
Hoạt động khai thác cơ giới sản xuất khoảng 2.900 tấn một năm, Metal Focus cho biết thêm.
Khai thác thủ công tạo ra vấn đề gì?
Hoạt động này có thể rò rỉ độc tố và gây ô nhiễm hệ thống nước.
Các mỏ khai thác trái phép thường hay bị sập. Trẻ em thường làm việc tại các khu vực này, đôi khi bị các ông chủ bắt ép vào những hố hẹp.
Hoạt động khai thác như vậy đang nuôi dưỡng một nền kinh tế ngầm làm mất các loại thuế khi vàng trị giá hàng tỉ USD được nhập lậu từ châu Phi mỗi năm.
Tại Việt Nam, hoạt động khai thác vàng trái phép diễn ra ở hầu hết các địa phương có vàng, gây ra ô nhiễm môi trường, là tụ điểm gây mất an ninh trật tự, ảnh hưởng đến đời sống, thậm chí là tính mạng người dân, theo báo Tài nguyên & Môi trường.
Quảng Nam, một trong những địa phương có trữ lượng vàng lớn nhất miền Trung, luôn phải đối mặt với tình trạng khai thác trái phép. Nhiều khu vực khai thác vàng tại các xã Phước Hiệp, Phước Xuân, Phước Thành đều dùng hóa chất cyanua và thủy ngân không qua bể lắng, xử lí chất thải mà đổ thẳng ra sông, suối.
Tại huyện Tương Dương (Nghệ An), được xem là thủ phủ vàng, sức hút của nó đã khiến nhiều nhà khai thác vàng từ các tỉnh phía Bắc như Thái Nguyên, Thái Bình… kéo vào. Đã có một số doanh nghiệp xin giấy phép về khoan thăm dò khai thác hoặc thăm dò nhưng không đi vào hoạt động khai thác.
Sau khi hết hạn thăm dò, những hầm vàng trở nên vô chủ, điều này dấy lên tình trạng “vàng tặc” kéo theo hệ lụy mất an ninh trật tự, ma túy, mại dâm, ô nhiễm môi trường, đảo lộn cuộc sống người dân trong khu vực.
Những người buôn ma túy và chủ đất sử dụng vàng để rửa tiền hoặc mua vũ khí.
Ai sẽ mua vàng từ hoạt động khai thác trái phép?
Theo Reuters, người tiêu dùng tại miền Tây đang gia tăng nhu cầu đối với các sản phẩm có nguồn bất hợp pháp, vì vậy nhiều ngân hàng lớn, người làm nữ trang và nhà luyện kim rất thận trọng về vàng được khai thác trái phép.
Thông thường họ chỉ mua từ nguồn được giám sát chặt chẽ, với các nhà khai thác được đảm bảo đối xử công bằng và nguồn gốc vàng có thể theo dõi.
Tuy nhiên, lượng vàng được khai thác theo phương pháp này rất thấp.
Phần lớn số vàng còn lại được chuyển đến tay người mua với hoạt động khai thác ít sự giám sát hơn, như Trung Đông và Ấn Độ, theo dữ liệu thương mại và người trong ngành. Vàng có thể tiến vào hệ thống toàn cầu từ đây.
Theo Kinh tế và Tiêu dùng