Theo các nhà phân tích, số lượng nhập khẩu vàng tháng 12 tăng vọt tại Trung Quốc chỉ là một ‘cứu cánh tạm thời’ trước khi nhu cầu vàng giảm mạnh trong năm nay do lo ngại coronavirus và sự bất ổn kinh tế ngày càng tăng.
Capital Economics mô tả động thái nhập khẩu vàng lớn trong tháng 12 tại Trung Quốc, khoảng 150 tấn, là một ‘tia chớp’. Nhà kinh tế hàng hóa Alexander Kozul-Wright của Capital Economics đã viết:
Dữ liệu mới nhất từ cơ quan hải quan Trung Quốc cho thấy nhập khẩu vàng tăng gấp ba lần tính theo cơ sở trong tháng 12. Số liệu ấn tượng này phản ánh nhu cầu mua trang sức theo mùa trong dịp Tết Nguyên đán.
Sự gia tăng trong nhu cầu vàng sẽ không được duy trì tại Trung Quốc, theo Kozul-Wright. Ông trích dẫn giá vàng theo nội tệ cao và tăng trưởng kinh tế chậm hơn ở Trung Quốc là nguyên nhân khiến mình nghĩ như vậy. Chuyên gia kinh tế đã viết vào thứ Ba rằng:
Nhìn về phía trước, chúng tôi hy vọng giá vàng theo tiền tệ Ấn Độ ở mức cao cùng với sự tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại để kiềm chế nhu cầu vật chất đối với vàng vào năm 2020.
Capital Economics nhận định kinh tế chậm hơn ở Trung Quốc ngay cả khi sự bùng phát của coronavirus được kiểm soát. Kozul-Wright bình luận:
Chúng ta không thể mong đợi một sự hồi sinh bền vững trong nhập khẩu vàng của Trung Quốc bất cứ lúc nào sớm.
Goldman Sachs cũng đã cắt giảm dự báo năm 2020 về GDP của Trung Quốc xuống còn 5,2% từ 5,8%, trong khi hạ mạnh dự báo ở mức 2% cho tăng trưởng hàng năm trong quý này.
Nhu cầu vật chất về vàng của Trung Quốc lần đầu tiên bị ảnh hưởng vào tháng 5 năm ngoái khi giá tăng mạnh theo đông nội tệ và theo đó nhu cầu trong quý II giảm 27%. Rhona O’Connell người đứng đầu mảng phân tích thị trường của INTL FCStone về khu vực EMEA và châu Á chỉ ra:
Từ khi có sự cải thiện dần dần, nhu cầu vàng của Trung Quốc cả năm 2019 chỉ giảm 15% so với năm 2018, xuống còn 848 tấn.
Do giá vàng cao hơn xen lẫn với sự không chắc chắn về coronavirus trong năm nay, việc mua vàng nhân dịp lễ kỷ niệm năm mới của Trung Quốc đã rất èo uột, O’Connell đã viết vào thứ Ba. Bà mô tả:
Sự thay đổi trong phạm vi giá đã mất nhiều thời gian hơn bình thường để người tiêu dùng điều chỉnh theo sự co giãn giá. Những bất ổn kinh tế đã khiến người mua đứng ngoài cuộc.
O’Connell cho biết, sẽ cần thời gian để Trung Quốc phục hồi sau thảm họa coronavirus. Theo đó, nhu cầu vàng nước này dự kiến sẽ giảm khoảng 10% vào năm 2020.
Một phần lớn nhu cầu trang sức bằng vàng ở Trung Quốc dựa trên yếu tố ‘tô điểm’ chứ không phải là ‘cơ hội đầu tư’, O’Connell chỉ ra. Bà nhấn mạnh:
Phần này của thị trường có thể sẽ mất nhiều thời gian hơn để phục hồi vì người tiêu dùng chưa xuống tiền, đặc biệt là trong khi dân số vẫn bị khóa ở một số khu vực với sự hạn chế của chính phủ đối với các vấn đề về du lịch và hậu cần, cùng với công nhân không trở về nghỉ Tết nguyên đán (chỉ có 20% đã về nhà). Chúng tôi hy vọng sẽ thấy một sự co lại trong nhu cầu vàng trong năm nay và giảm thêm 10% là hoàn toàn có thể.
Giavang.net