Nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm nay, theo ước tính của IMF, đó là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008.
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm lại và các ngân hàng trung ương giảm lãi suất gần bằng 0 hoặc thấp hơn trong nỗ lực kích thích kinh tế, thì dưới đây là một trong những nền kinh tế lớn đang trong “vùng nguy hiểm” của cảnh báo suy thoái .
Hồng Kông
Sau năm tháng biểu tình, nền kinh tế thành phố đã bước vào thời kỳ suy thoái kỹ thuật, với các ngành như du lịch và bán lẻ cực kỳ gặp khó khăn khi tình trạng hỗn loạn đang diễn ra.
Vương quốc Anh
Nước Anh, với sự không chắc chắn về việc có hay không rời khỏi Liên minh châu Âu EU (và vẫn chưa có hồi kết), đã chứng kiến nền kinh tế quốc gia mình gần đây bị suy yếu lần đầu tiên kể từ năm 2012, và việc không đi đến thỏa thuận Brexit cũng có thể đẩy nó vào suy thoái.
Đức
Nền kinh tế lớn nhất EU có khả năng lớn sẽ rơi vào suy thoái do sự sụt giảm liên tục trong lĩnh vực sản xuất cũng như doanh số bán ô tô toàn cầu chậm chạp.
Ý
Nền kinh tế lớn thứ tư EU đã ở thời kỳ suy thoái kỹ thuật trong nửa cuối năm 2018 và phải đối mặt liên tục với những tiêu cực của nền kinh tế từ năng suất yếu, thất nghiệp cao, nợ lớn và bất ổn chính trị.
Trung Quốc
Nền kinh tế Trung Quốc cũng tiếp tục chậm lại trong cuộc chiến thương mại, mặc dù chưa đến suy thoái: IMF chỉ dự báo nền kinh tế lớn thứ hai thế giới sẽ tăng trưởng 5,8% năm 2020, giảm từ mức 6,6% năm 2018 và dự báo 6,1% cho năm 2019.
Các nền kinh tế khác đang gặp áp lực trên thế giới có thể kể đến Thổ Nhĩ Kỳ, Argentina, Iran, Mexico và Brazil và một số quốc gia khác.
Thống kê quan trọng: Nền kinh tế thế giới sẽ chỉ tăng trưởng 3% trong năm nay, theo ước tính của IMF, đó là tốc độ tăng trưởng thấp nhất kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bắt đầu vào năm 2008.
Với các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang cố gắng giữ lãi suất ở mức thấp, nhiều người ở các quốc gia giàu có như Châu Âu, Nhật Bản và Mỹ đang tích trữ tiền mặt – nhưng có một xu hướng ngược lại ở các nền kinh tế mới nổi như Nga, Trung Quốc và Ấn Độ, nơi tiền mặt, được coi như một tỷ lệ phần trăm của GDP, đang giảm.
Mặt khác, thị trường chứng khoán Mỹ vừa đạt được một cột mốc khác khi chỉ số S&P 500 lập kỷ lục mới. Dữ liệu kinh tế của Mỹ đã ổn định theo một số dữ liệu, mặc dù các dấu hiệu chậm lại đang bắt đầu xuất hiện: sản xuất đã thu hẹp và lạm phát vẫn ở mức khá thấp, ngay cả khi mức chi tiêu của người tiêu dùng và tỷ lệ việc làm vẫn rất cao.
Sự không chắc chắn về vấn đề thương mại đbg covng lợi suất – một chỉ số suy thoái kinh tế khác, vốn đã bị đảo ngược kể từ tháng 5. đặt ra nhiều dự đoán bất thường rằng Mỹ chắc chắn sẽ rơi vào suy thoái kinh tế với tỷ lệ suy giảm vào năm 2020 ở mức 27%, theo Bloomberg Economics.
Theo Trí thức trẻ/Forbes