Hôm qua 17/4, Bộ Lao động Mỹ cho biết nước này đã ghi nhận 5,245 triệu người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu trong tuần kết thúc vào ngày 11/4. Con số đó đưa tổng số cá nhân nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp lên tới hơn 21 triệu trong tháng trước. Sự suy giảm việc làm tại Mỹ phần lớn là do đại dịch coronavirus hiện nay.
Dữ liệu kinh tế gần đây chỉ ra rằng đã có một thiệt hại to lớn do đại dịch đối với các doanh nghiệp trên toàn cầu và tại Hoa Kỳ. Mặc dù vàng tiếp tục là một loại tài sản trú ẩn an toàn ai cũng muốn có và tiếp tục giữ giá trị trên $1700/oz, nhưng đồng đô la Mỹ đã thu hút các nhà đầu tư trên toàn thế giới.
Hôm 16/4, sức mạnh của đồng đô la là nguyên nhân chính khiến giá vàng tương lai di chuyển thấp hơn. Giá vàng tương lai, với hợp đồng hoạt động mạnh nhất kì hạn tháng 6, giảm 6,40 USD, ghi nhận mức giảm ròng 0,37%. Sau khi bao thanh toán trong ngày hôm nay, giá vàng tương lai cố định ở mức $1733,80. Tuy nhiên, ngược lại, vàng giao ngay tăng và đang dần giảm bớt sự chênh lệch với hợp đồng tương lai.
Theo chỉ số KGX (chỉ số vàng Kitco) vàng ở ngưỡng $1717,60; xác nhận mức tăng 1,60USD mỗi ounce phiên 16/4. Nếu chỉ nhìn mức giá tăng khiêm tốn này chúng ta có thể chưa hiểu được hết biến động thị trường. Sức mạnh của USD ngày hôm qua thực sự dẫn đến việc giảm 8,60USD mỗi ounce vàng và người mua thúc đẩy kim loại quý cao hơn mỗi ounce tới 10,20USD. Do vậy, vàng giao ngay có thay đổi ròng chỉ 1,60USD.
Sức mạnh đồng đô la cũng tác động đến giá vàng tương lai khi chỉ số đô la tăng 0,65% và vàng chỉ giảm 0,37%. Sự khác biệt giữa hai mức điểm phần trăm đó cho thấy rằng cũng có giao dịch mua vàng tương lai ngày hôm qua. Tuy nhiên, sức mạnh đồng đô la đã đè bẹp bất kì xu hướng tăng nào trong cả giá giao ngay và tương lai.
Trong vài ngày qua, chúng ta đã nói về một sự điều chỉnh tiềm năng, hoặc ít nhất là một số điểm yếu về giá vàng trong vài ngày tới. Cuộc thảo luận này đã bắt đầu vào thứ Ba tuần 14/4 khi giá vàng đạt giá trị cao nhất năm 2020. Hợp đồng tháng 6 thực sự được giao dịch ở mức cao $1788,80. Điểm nổi bật của phiên giao dịch thứ Ba là là sau khi đạt được mức hàng năm mới, vàng không thể duy trì mức tăng này và lại đóng cửa phiên bằng xu hướng giảm.
Một yếu tố khác là phạm vi giá thứ Ba đã tạo ra một cây nến Nhật Bản có tên là doji. Điều này xảy ra trên biểu đồ hàng ngày khi thị trường mở và đóng cửa ở cùng một mức giá, hoặc cách nhau không đáng kể. Vào thứ Ba, không chỉ có một nến nến doji được xác định, mà giá còn được mở và đóng cửa trên mức đóng cửa trước đó của nến thứ Hai. Điều này tạo ra một doji theo mô hình ‘ngôi sao hôm’. Hôm thứ Tư, giá vàng đã mở bên dưới thân của ngôi sao trước nó tạo ra một mô hình nến Nhật Bản có tên là “three-river evening star”. Hôm 16/4, vàng di chuyển thấp hơn và thực tế là giá đóng cửa dưới mức mở tạo ra cái được gọi là nến xác nhận cho thấy sức mạnh hơn đối với “three-river evening star” đã xác định ngày hôm 15/4.
Giá vàng đã đóng cửa dưới $1739, tương ứng với mức thoái lui Fib 23%. Mức thoái lui này là chặng cuối của đà tăng giá xuất phát từ mức $1575 lên ngưỡng cao thứ Ba tại $1778,80. Nếu thị trường tiếp tục chịu áp lực, mức hỗ trợ tiếp theo sẽ là thoái lui Fib 38% (đối với hợp đồng tương lai) tại $1707,60.
Giavang.net