Commerzbank cho biết, các nhà đầu tư đang chuyển sang vàng như một nơi trú ẩn an toàn và ‘là thứ cứu cánh cuối cùng’, trong bối cảnh đại dịch COVID-19 dẫn đến kích thích tài chính lớn và các chính sách tiền tệ cực kỳ lỏng lẻo trên toàn thế giới.
Các nhà phân tích nói rằng họ mong đợi vàng leo ngưỡng $1800/oz vào cuối năm 2020.
Vàng giao ngay hôm thứ Ba từng giao dịch gần mốc $1750/oz, cao nhất kể từ tháng 11/2012, trước khi đảo chiều giảm vào thứ Tư. So với mức đỉnh gần đây, kim loại quý đã tăng gần 300USD kể từ giữa tháng 3. Commerzbank nhấn mạnh rằng, đà tăng của quý kim còn đáng chú hơn khi xét tới đồng đô la Mỹ còn khá mạnh. Tại báo cáo, nhà phân tích Carsten Fritsch của ngân hàng chỉ ra:
Thông thường điều này sẽ gây áp lực lên vàng. Tuy nhiên, trong môi trường thị trường đặc trưng bởi sự không chắc chắn lớn về cách mà khủng hoảng corona sẽ phát triển, và thực tế là tác động kinh tế của nó gần như không thể dự đoán được, vàng có thể tự chống lại đồng đô la Mỹ, vốn được coi là nơi trú ẩn an toàn.
Commerzbank chỉ ra rằng vàng đã đạt mức cao kỷ lục ở một số loại tiền tệ khác.
Động lực chính đối với quý kim là phản ứng của thế giới nhằm ứng phó COVID-19, với việc phong tỏa quốc gia, giãn cách xã hội và đóng cửa kinh doanh tạm thời ở nhiều nơi trên thế giới. Điều này dẫn đến hoạt động kinh tế giảm mạnh, khiến các nhà chức trách đua nhau cố gắng thúc đẩy nền kinh tế. Trái phiếu chính phủ sụt giảm mạnh.
Trong trường hợp của Hoa Kỳ, Cục Dự trữ Liên bang đã thực hiện 2 lần cắt giảm lãi suất đột xuất khiến lãi suất quỹ liên bang về mức 0% và khởi xướng một chương trình mua trái phiếu kết thúc mở vượt xa quy mô chương trình nới lỏng định lượng sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008, Commerzbank chỉ ra. Hơn nữa, Quốc hội đã phê duyệt gói kích thích trị giá 2 nghìn tỷ USD. Các quốc gia khác, bao gồm cả Đức, đã thực hiện các biện pháp tương tự. Ngân hàng đầu tư viết:
Tác động của việc đóng cửa toàn cầu đối với các nền kinh tế và thị trường tài chính là rất nghiêm trọng. Một lượng siêu khủng tiền được phát hành bởi các ngân hàng trung ương và chính phủ, dẫn tới nợ có chủ quyền tăng và thúc đẩy nhu cầu tài sản an toàn là vàng, cũng là thứ ‘cứu cánh cuối cùng’.
Vàng cũng có thể có thêm sự hấp dẫn bổ sung như là một sự bảo vệ chống lại lạm phát sau khi động thái ‘phong tỏa’ được dỗ bỏ bởi nhu cầu bị dồn nén trong một thời gian với nguồn cung hàng hóa và dịch vụ hạn chế do ngừng sản xuất và làm gián đoạn chuỗi cung ứng.
Do đó, chúng tôi đang điều chỉnh tăng dự báo giá vàng vào cuối năm, lên tới $1800/oz (từ mức $1650 trước đó). Điều này dựa trên kỳ vọng rằng đại dịch corona toàn cầu sẽ được kiểm soát trong nửa cuối năm nay và tình hình rối ren trên thị trường lắng xuống.
Vẫn có yếu tố khiến vàng gặp trở ngại
Commerzbank liệt kê một số yếu tố có thể ngăn giá di chuyển cao hơn. Ban đầu, đại dịch đang có một hiệu ứng ‘phanh’ đáng kể khi nói về nhu cầu vật chất tại các quốc gia tiêu thụ vàng lớn như Trung Quốc và Ấn Độ. Ngân hàng chỉ ra:
Người tiêu dùng tại Trung Quốc ban đầu có khả năng ưu tiên mua những thứ khác trước. Nhu cầu vàng của Ấn Độ đã yếu trước khi chính phủ áp đặt lệnh phong tỏa toàn quốc vào cuối tháng 3. Ngay cả khi các biện pháp cách li xã hội được dỡ bỏ, nhu cầu khó có thể được phục hồi theo bất kỳ cách đáng kể nào trong bối cảnh giá vàng tại địa phương cao kỷ lục.
Hơn nữa, việc mua vàng của ngân hàng trung ương có thể chậm lại, đặc biệt là sau thông báo rằng ngân hàng trung ương Nga có kế hoạch không mua thêm vàng bắt đầu từ tháng này, ‘lấy đi những người mua quan trọng nhất trong những tháng gần đây’, Commerzbank cho biết. Mua hàng của ngân hàng trung ương Trung Quốc cũng đã hạ nhiệt kể từ mùa thu năm ngoái. Ngân hàng chỉ ra:
Trong một số trường hợp, ngân hàng trung ương của các nền kinh tế mới nổi cũng có thể buộc phải bán hoặc cho vay vàng để có được đô la Mỹ nhằm khắc phục các vấn đề tài trợ từ chính phủ của họ.
Tuy nhiên, Commerzbank cho biết, “khó có khả năng thiếu người mua tiềm năng, vì đó có thể là các ngân hàng trung ương hoặc nhà đầu tư bán lẻ khác”.
Giavang.net