Nỗi lo về tranh chấp tiền tệ đang gia tăng trên toàn cầu khi các ngân hàng trung ương lớn đua nhau bơm tiền ra nền kinh tế của họ để chống lại suy thoái do bùng phát dịch Covid-19.
Chủ tịch Sàn giao dịch vàng Thượng Hải (SGE), Wang Zhenying, đã kêu gọi một hệ thống tiền tệ ‘siêu chủ quyền mới’, với lý do không chỉ mối quan ngại về tranh chấp tiền tệ mà còn là sự lo ngại việc sử dụng đồng đô la Mỹ như một công cụ địa chính trị. Ông Wang nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn:
Thương mại toàn cầu trong tương lai cần một hệ thống tiền tệ ‘siêu chủ quyền’, theo đó không một quốc gia nào có quyền đóng băng tài sản quốc tế của một quốc gia khác.
Về lâu dài, Wang nhấn mạnh đồng đô la Mỹ mất dần sức mua sau khi Cục Dự trữ Liên bang đã cắt giảm lãi suất về 0 và bắt tay vào việc nới lỏng chính sách không giới hạn để giúp Hoa Kỳ đối phó với dịch bệnh do chủng mới của virus corona gây ra. Ông Wang bình luận:
Về mặt lý thuyết, khi Fed nỗ lực bơm thanh khoản, đồng đô la Mỹ sẽ nằm trong xu hướng mất giá dài hạn. Đồng thời, người đứng đầu sàn giao dịch vàng vật chất lớn nhất thế giới đã thừa nhận rằng trong ngắn hạn, đồng đô la Mỹ sẽ kiếm được lợi nhuận khi mọi người đổ xô vào tiền mặt trong cuộc khủng hoảng.
Một vấn đề khác với đồng đô la Mỹ, ngoài việc gây tranh chấp về tiền tệ, là sức mạnh mà nó mang lại cho Hoa Kỳ, Wang chỉ ra, trích dẫn việc Mỹ sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với các quốc gia khác. Chủ tịch sàn vàng Thượng Hải giải thích thêm:
Đây là vũ khí của Hoa Kỳ, nhưng là nguồn gây bất an cho các quốc gia khác. Tiền tệ mà thế giới cuối cùng chọn cho thương mại toàn cầu không phải là một loại tiền mang lại cho ai đó đặc quyền, trong khi làm cho người khác cảm thấy mất an ninh.
Ý tưởng về hệ thống tiền tệ siêu chủ quyền không hề là cái gì đó mới mẻ, Wang nói thêm. Vàng có khả năng phù hợp với vị trí đó nhưng số lượng hữu hạn của quý kim giới hạn vai trò của nó khi nói đến thương mại toàn cầu.
Để thúc đẩy thị trường tài chính, chính sách tiền tệ đã nới lỏng, đẩy vàng lên mức cao mới trong nhiều năm. Tháng trước, quý kim đã đạt gần mức $1800/oz. Wang lưu ý rằng ông thấy vàng giữ được mức tăng nhưng nói thêm rằng cần có một loại tiền tệ thế giới mới.
Wang không làm rõ loại tiền mới này sẽ trông như thế nào hoặc được sử dụng như thế nào trong cuộc phỏng vấn, nhưng đã chỉ ra rằng nó sẽ được sử dụng trong một thế giới hậu đại dịch và phân phối quyền lực chính trị như nhau. Ông nhấn mạnh:
Vị thế siêu cường thế giới của Hoa Kỳ sẽ giảm, trong khi vị thế của Liên minh châu Âu và Trung Quốc sẽ tăng lên trong các vấn đề toàn cầui.
Vàng thường được sử dụng như một hàng rào chống lại sự tranh chấp tiền tệ, làm cho môi trường hiện tại trở thành một nơi hoàn hảo cho vàng, biên tập viên ForexLive Adam Button nói với Kitco News trong tuần này.
Chính sách tiền tệ nới lỏng không giới hạn, mức nợ gia tăng, lo ngại lạm phát và tranh chấp tiền tệ là những gì mà các nhà phân tích vàng nghĩ đến gần đây. Ông Button chia sẻ:
Bạn không thể viết kịch bản hay hơn thế này. Cả thế giới đang làm điều đó. Nó thực sự tốt hơn khi tất cả mọi người đang tranh luận về tiền tệ cùng một lúc bởi vì sau đó bạn sẽ thấy những sự mất cân bằng lớn. Không có ai tranh luận trên mặt trận thương mại cả. Và vàng vẫn chưa ở thời điểm mà nó đã thu hút được sự quan tâm nhất của các nhà đầu tư rộng lớn hơn. Khi quý kim đạt đến mức cao nhất 8 năm và cuối cùng là mức cao nhất mọi thời đại thì tiền mới bắt đầu tràn vào nền kinh tế và bạn có quả cầu tuyết này lăn xuống dốc và bầu trời là giới hạn tuyệt đối.
Giavang.net