Một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu vàng toàn cầu tăng nhẹ trong năm qua là việc các NHTW mua ròng cao nhất trong nhiều thập kỷ.
Hội đồng vàng thế giới (World Gold Council – WGC) vừa công bố báo cáo cho biết, nhu cầu vàng toàn cầu tăng 4% trong năm 2018 lên 4.345,1 tấn từ mức 4.159,9 tấn của năm 2017. Con số này cũng xấp xỉ với mức trung bình 5 năm là 4.347,5 tấn. Một trong những nguyên nhân khiến nhu cầu vàng toàn cầu tăng nhẹ trong năm qua là việc các NHTW mua ròng cao nhất trong nhiều thập kỷ.
- Giavang.net trân trọng mang tới một trải nghiệm mới đối với Đầu tư vàng cho nhà đầu tư thông qua ứng dụng Đầu tư Vàng. Đây là kênh chúng tôi cung cấp sản phẩm thử tài đầu tư của bạn, các kiến thức thông tin liên quan tới thị trường vàng. Bạn có thể tải ở:
Theo đó, các NHTW đã mua ròng 651,5 tấn vàng, tăng 74% so với năm 2017, để bổ sung vào kho dự trữ vàng của mình trong năm qua, mức mua ròng lớn thứ 2 trong lịch sử lượng mua ròng của các NHTW trong năm qua là cao nhất kể từ khi Mỹ chấm dứt việc chuyển đổi đôla Mỹ thành vàng vào năm 1971, đặt dấu chấm hết cho chế độ bản vị vàng.
Theo WGC động thái mua vàng của các NHTW là để đa dạng hóa quỹ dự trữ ngoại hối và chống lại sự thống trị của đồng USD. Đơn cử như NHTW Nga đã mua vào tới 274,3 tấn vàng trong năm 2018 từ nguồn tiền bán gần như toàn bộ danh mục đầu tư trái phiếu Kho bạc Mỹ của mình. Đây là mức mua ròng hàng năm cao nhất trong lịch sử của NHTW Nga và là năm thứ 4 liên tiếp cơ quan này mua vào trên 200 tấn vàng. Dự trữ vàng của Nga đã tăng liên tục trong 13 năm qua với mức tăng tổng cộng là 1.726,2 tấn lên 2.113 tấn vào cuối năm 2018.
Trong khi đó, nhu cầu vàng trang sức hầu như không đổi, khi đạt 2.200 tấn trong năm ngoái so với mức 2.200,9 tấn của năm 2017 do sự sụt giảm mạnh trong quý 4 đã xóa đi mức tăng của quý 3.
Xét trên bình diện quốc gia, hoạt động mua vàng trang sức mạnh mẽ ở Trung Quốc, Mỹ và Nga đã bù đắp cho sự sụt giảm mạnh ở Trung Đông. Nhu cầu vàng trang sức của Ấn Độ cũng giảm nhẹ xuống 598 tấn từ mức 601,9 tấn.
Trong khi mặc dù giảm 3% trong quý 4, song tính chung Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ vàng trang sức lớn nhất thế giới với 672,5 tấn. Theo WGC, nhu cầu vàng trang sức tại Trung Quốc sụt giảm mạnh trong quý 4 chủ yếu do những lo ngại về cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và giá vàng tăng vọt.
Nhu cầu vàng đầu tư giảm nhẹ xuống còn 1.159,1 tấn từ mức 1.251,6 tấn của năm 2017 chủ yếu do lượng nắm giữ vàng của các quỹ ETF giảm mạnh xuống còn 68,9 tấn từ mức 206,4 tấn trong năm 2017, chỉ duy nhất châu Âu là khu vực chứng kiến sự tăng trưởng ròng trong năm. Tuy nhiên theo WGC, những biến động trên thị trường chứng khoán và tăng trưởng chậm lại tại các thị trường trọng điểm đã thúc đẩy nhu cầu đầu tư vàng phục hồi trong quý 4.
Tuy nhiên, hoạt động đầu tư nhỏ lẻ vào vàng miếng và đồng xu vàng tăng 4% trong năm ngoái lên 1.090,1 tấn từ mức 1.045,2 tấn của năm 2017. Trong đó, nhu cầu đồng xu vàng tăng vọt, đạt mức cao nhất trong 5 năm là 236,4 tấn, mức cao thứ hai trong lịch sử. Song nhu cầu về vàng miếng vẫn ổn định ở mức 781,6 tấn, năm thứ 5 liên tiếp nằm trong phạm vi 780 – 800 tấn.
Năm 2018 cũng tiếp tục chứng kiến sự gia tăng về nhu cầu sử dụng vàng trong công nghệ, cho dù nhu cầu vàng công nghệ bị giảm trong quý 4. Theo WGC, sau khi tăng khá cao trong 3 quý đầu năm, nhu cầu vàng công nghệ đã giảm 4% trong quý 4 do doanh số bán điện thoại thông minh chậm lại, cộng thêm cuộc chiến thương mại và sự không chắc chắn về tăng trưởng kinh tế toàn cầu. Mặc dù vậy, tính chung trong năm qua nhu cầu vàng trong công nghệ tăng 1% lên 334,6 tấn từ mức 332,6 tấn của năm 2017.
Theo Thời báo Ngân hàng