Đồng USD giảm sau khi Bộ Lao động Mỹ công bố Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 7 là động lực chính đẩy giá cà phê tăng mạnh.
Giá cà phê trong nước
Tại các vùng trồng trọng điểm, giao dịch cà phê biến động trong khoảng 46.000-46.500 đồng/kg.
Giá cà phê thế giới
Kết thúc phiên giao dịch gần nhất, giá cà phê Robusta tại London giao tháng 9/2022 tăng 50 USD/tấn ở mức 2.145 USD/tấn, giao tháng 11/2022 tăng 49 USD/tấn ở mức 2.149 USD/tấn.
Trong khi đó trên sàn New York, giá cà phê Arabica giao tháng 9/2022 tăng 7,7 cent/lb, ở mức 220,45 cent/lb, giao tháng 12/2022 tăng 6,65 cent/lb, ở mức 215,65 cent/lb.
Giá cà phê thế giới tăng mạnh trong bối cảnh Bộ Lao động Mỹ công CPI tháng 7 của nước này không thay đổi, sau khi tăng 1,3% trong tháng Sáu. Giá tiêu dùng của Mỹ không biến động trong tháng 7/2022 do giá xăng giảm mạnh, mang tới tin vui cho thị trường.
Tuy nhiên, báo cáo vẫn cho thấy áp lực lạm phát cơ bản tiếp tục tăng trong bối cảnh Cục Dự trữ Liên bang (Fed) cân nhắc liệu có nên tiến hành thêm một đợt tăng lãi suất lớn vào tháng 9/2022 hay không.
Đầu phiên giao dịch ngày 11/8 (theo giờ Việt Nam), trên thị trường Mỹ, chỉ số USD-Index (DXY) đo sức mạnh của đồng USD giảm 1,18%, xuống mốc 105,20 điểm. Đồng USD sụt giảm mạnh sau khi lạm phát Mỹ hạ nhiệt.
Già cà phê còn đang được hỗ trợ mạnh bởi tồn kho sụt giảm liên tiếp sau 3 tuần, đã góp thêm phần hỗ trợ giá kỳ hạn Robusta London vượt qua mốc 2.000 phiên đầu tuần. Tính tới ngày 8/8, tồn kho Robusta đạt chuẩn sàn London giảm 2,15% so với tuần trước còn 100.090 tấn và đã giảm tuần thứ 3 liên tiếp.
Ngoài ra giá cà phê Arabica tiếp tục được hỗ trợ bởi thông tin khô hạn ở vùng Minas Gerais, Brazil đã không nhận được giọt mưa nào trong cả tuần qua làm dấy lên lo ngại về khô hạn dẫn tới sương giá.
Giavang.net