(GVNET) Các tin tức quan trọng được hôm 22/5
- Mỹ: Số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần đạt 227 nghìn – thấp hơn dự báo là 230 nghìn.
- Mỹ: Số đơn xin tiếp tục trợ cấp thất nghiệp đạt 1,903 triệu – cao hơn dự báo là 1,89 triệu.
- Mỹ: Chỉ số quản lí thu mua PMI sản xuất tháng 5 đạt 52,3 – cao hơn dự báo là 49,9.
- Mỹ: Chỉ số PMI dịch vụ tháng 5 đạt 52,3 – cao hơn dự báo là 51.
- Mỹ: Chỉ số PMI hỗn hợp của S&P Global tháng 5 đạt 52.
- Mỹ: Doanh số bán nhà hiện tại tháng 4 đạt 4 triệu – thấp hơn dự báo là 4,15 triệu.
Phố Wall kết phiên đi ngang
Thị trường chứng khoán Mỹ giao dịch khá cầm chừng trong ngày thứ Năm (dù phần lớn thời gian các chỉ số mang sắc xanh) khi các nhà đầu tư cân nhắc triển vọng chính trị và bất ổn thương mại toàn cầu.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Năm ngày 22/5, chỉ số Dow Jones mất 1,35 điểm còn 41.859,09 điểm.
Chỉ số S&P 500 hạ 0,04% xuống 5.842,01 điểm.
Ở chiều ngược lại, chỉ số Nasdaq Composite tiến 0,28% lên 18.925,73 điểm.

Bảng điện tử S&P 500 chứng kiến sự phân hóa giữa các nhóm ngành. Tiện ích là cổ phiếu sụt sâu nhất (-1,41%) trong khi Tiêu dùng không thiết yếu nhích nhẹ.

Tỷ giá
Chỉ số đô la Mỹ DXY thu hẹp đà giảm trước đó và nhích lên mức 99,7 vào thứ Năm, chấm dứt chuỗi ba ngày giảm liên tiếp nhưng vẫn dao động gần mức thấp nhất trong hai tuần. Tâm lý nhà đầu tư vẫn thận trọng do những lo ngại dai dẳng về triển vọng tài chính của Mỹ, khi Hạ viện vừa thông qua dự luật thuế mới của Tổng thống Trump với số phiếu sít sao. Dự luật này dự kiến sẽ làm thâm hụt ngân sách tăng thêm gần 3 nghìn tỷ USD trong thập kỷ tới. Dự luật hiện đang được chuyển đến Thượng viện để biểu quyết thông qua vào tháng Tám.

Sự thiếu tiến triển trong các cuộc đàm phán thương mại tiếp tục gây áp lực lên niềm tin thị trường, khiến nhà đầu tư tránh rủi ro và chuyển hướng khỏi các tài sản của Mỹ. Trong khi đó, Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản cho biết không có cuộc thảo luận nào về vấn đề tỷ giá hối đoái với các quan chức Mỹ trong hội nghị thượng đỉnh bộ trưởng tài chính G7.
Dầu thô tiếp đà đi xuống
Giá dầu giảm vào ngày thứ Năm (22/05), sau khi một báo cáo cho biết OPEC+ đang thảo luận về việc tăng sản lượng trong tháng 7, làm dấy lên lo ngại rằng nguồn cung toàn cầu có thể vượt quá mức tăng trưởng nhu cầu.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/05, hợp đồng dầu Brent lùi 47 xu (tương đương 0,72%) xuống 64,44 USD/thùng.
Hợp đồng dầu WTI mất 37 xu (tương đương 0,6%) còn 61,20 USD/thùng.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) và các nước đồng minh, được gọi chung là nhóm OPEC+, đang thảo luận về việc liệu có nên tăng sản lượng lớn thêm nữa hay không tại cuộc họp ngày 01/06, Bloomberg News đưa tin.
Vàng gặp áp lực chốt lời
Nhà đầu tư chốt lời vàng sau nhịp tăng trước đó nhưng xu hướng thị trường vẫn khá tích cực. Nhà đầu tư tổ chức quay lại mua ròng kim loại quý.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 22/05, hợp đồng vàng giao ngay lùi 0,6% xuống $3295,21/oz. Giá vàng đã đạt mức cao nhất kể từ ngày 09/05/2025 vào đầu phiên trước khi giảm hơn 1%. Vàng đã tăng trong 3 phiên trước đó.
Hợp đồng vàng tương lai cũng mất 0,6% còn $3294,90/oz.

Quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SPDR Gold Trust gom mạnh 4,01 tấn vàng trong phiên thứ Năm. Theo đó, lượng vàng nắm giữ của quỹ tăng lên 923,89 tấn vào cuối ngày 22/5.

Kết luận
Các dữ liệu Mỹ công bố hôm thứ Năm có sự trái chiều, tuy nhiên về cơ bản là phản ánh tích cực về bối cảnh của nền kinh tế. Mặc dù vậy, các rủi ro địa chính trị và cuộc chiến thương mại vẫn là nguyên nhân khiến nhà đầu tư lo lắng và đổ tiền vào các tài sản an toàn như vàng.

Chu Phương – Chuyên gia Giavang Net
Chu Phương – Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế với hơn 12 năm theo dõi thị trường Vàng, Ngoại hối. Với vai trò là chuyên gia phân tích thị trường tại Giavang.net; Chu Phương chia sẻ các thông tin kinh tế, chính trị có tầm ảnh hưởng tới thị trường, phân tích – dự báo triển vọng thị trường cả theo góc độ cơ bản và kĩ thuật
- 📫 Facebook: Phuong Chu – Giavang Net
- 📫 Email: admin@giavang.net
- 📫 Zalo:https://zalo.me/g/hbkfmi008
Giavang.net