(GVNET) Vàng (XAU/USD) tiếp tục giằng co dưới mốc 3.250 USD, xu hướng nào tiếp theo?
- Giá vàng vẫn duy trì xu hướng đi ngang dưới ngưỡng kháng cự 3.250 USD vào đầu phiên giao dịch thứ Ba.
- Đồng USD hồi phục nhẹ nhờ kỳ vọng vào các thỏa thuận thương mại của Mỹ, nhưng đà tăng vẫn bị hạn chế.
- Giá vàng bị kìm hãm trong vùng giao dịch giữa đường SMA 21 ngày và SMA 50 ngày, trong bối cảnh chỉ báo RSI cho tín hiệu giảm.
Giá vàng giảm nhẹ, chịu áp lực từ đồng USD và kỳ vọng thương mại Mỹ
Giá vàng (XAU/USD) quay lại vùng giảm nhẹ vào đầu phiên giao dịch thứ Ba, tiếp tục thất bại trong việc vượt qua ngưỡng kháng cự quan trọng tại 3.250 USD/oz. Áp lực giảm giá chủ yếu đến từ sự hồi phục khiêm tốn của đồng USD, khi thị trường chờ đợi các diễn biến mới từ đàm phán thương mại và các phát biểu của quan chức Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Tuần này, đồng USD đang cố gắng ổn định trở lại sau đợt bán tháo mạnh trên thị trường tài chính do tâm lý “bán tháo tài sản Mỹ” lên ngôi, đặc biệt sau khi Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Mỹ từ “Aaa” xuống “Aa1”. Lo ngại về bức tranh tài khóa dài hạn của Mỹ cũng góp phần gia tăng nhu cầu trú ẩn, hỗ trợ giá vàng tăng nhẹ đầu tuần.
Tuy nhiên, hiện tại, đồng bạc xanh đang được nâng đỡ nhờ kỳ vọng mới về các thỏa thuận thương mại giữa Mỹ và các đối tác như Ấn Độ, Hàn Quốc và Nhật Bản. Trong đó, Mỹ và Hàn Quốc bắt đầu vòng đàm phán kỹ thuật thứ hai tại Washington, kéo dài trong ba ngày. Bloomberg cho biết Ấn Độ cũng đang thương lượng một thỏa thuận thương mại với Mỹ theo từng giai đoạn, với một thỏa thuận tạm thời dự kiến trước tháng 7.
Trong khi đó, kỳ vọng về một lệnh ngừng bắn giữa Nga và Ukraine có thể làm suy yếu vai trò trú ẩn an toàn của vàng. Dù Tổng thống Donald Trump đã điện đàm với Tổng thống Vladimir Putin, điện Kremlin cho rằng quá trình đàm phán sẽ mất nhiều thời gian, và Trump cũng chưa sẵn sàng cùng châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt mới.
Bên cạnh đó, sự sụt giảm mạnh của đồng Yên Nhật (JPY) sau bình luận từ Bộ trưởng Tài chính Nhật Bản về khả năng tổ chức cuộc họp bàn về tỷ giá với Mỹ đã hạn chế đà phục hồi của USD, từ đó hỗ trợ vàng không giảm quá sâu.
Phân tích kỹ thuật
Về mặt kỹ thuật, giá vàng hiện vẫn dao động trong biên độ hẹp, bị giới hạn giữa đường SMA 21 ngày tại 3.289 USD và SMA 50 ngày tại 3.175 USD.
Chỉ báo RSI 14 ngày tiếp tục duy trì dưới ngưỡng trung tính (47.50), cho thấy rủi ro giảm giá vẫn hiện hữu.
Biểu đồ ngày của vàng (XAU/USD)

Miễn là giá giữ vững trên ngưỡng hỗ trợ quan trọng tại SMA 50 ngày, khả năng phục hồi nhẹ về SMA 21 ngày vẫn còn. Tuy nhiên, để tạo đà tăng bền vững, phe mua cần vượt qua mốc kháng cự tâm lý 3.250 USD.
Trong trường hợp bứt phá thành công, mục tiêu tiếp theo sẽ là đường xu hướng giảm tại khu vực 3.386 USD.
Ngược lại, nếu giá đóng cửa dưới đường SMA 50 ngày, lực bán có thể gia tăng mạnh, kéo giá về vùng hỗ trợ tiếp theo quanh 3.100 USD, trước khi tìm đến đáy ngày 10/4 tại 3.072 USD.
Các tin tức nào chi phối giá vàng hôm nay?
Mỹ: Bài phát biểu của quan chức Fed Bostic và Dayly – thành viên FOMC sẽ tác động tới giá vàng hôm nay. Nếu các quan chức chia sẻ mối lo ngại về rủi ro suy thoái và lạm phát, ủng hộ Fed sớm hạ lãi suất. Đó là tin tức tốt cho vàng. Ngược lại, nếu quan chức Fed bày tỏ thái độ diều hâu, áp lực bán vàng sẽ trở lại.
Ngoài ra, tin tức về lạm phát Canada cũng đáng được chú ý. Nếu CPI Canada cao hơn dự báo (giảm 0,1% hàng tháng và CPI lõi tăng 0,2% – theo Investing) cơ hội BOC hạ lãi suất giảm, khiến vàng đi xuống.

Chu Phương – Chuyên gia Giavang Net
Chu Phương – Thạc sĩ Kinh tế Quốc tế với hơn 12 năm theo dõi thị trường Vàng, Ngoại hối. Với vai trò là chuyên gia phân tích thị trường tại Giavang.net; Chu Phương chia sẻ các thông tin kinh tế, chính trị có tầm ảnh hưởng tới thị trường, phân tích – dự báo triển vọng thị trường cả theo góc độ cơ bản và kĩ thuật
- 📫 Facebook: Phuong Chu – Giavang Net
- 📫 Email: admin@giavang.net
- 📫 Zalo:https://zalo.me/g/hbkfmi008