(GVNET) Các tin quan trọng được công bố trong ngày 15/01
- Anh: Lạm phát tháng 12 tăng 0,3% hàng tháng và tăng 2,5% hàng năm – thấp hơn dự báo là 0,4% và 2,6% tương ứng.
- Châu Âu: Sản lượng công nghiệp tháng 11 tăng 0,2% hàng tháng – thấp hơn dự báo là 0,3%.
- Mỹ: CPI lõi tháng 12 tăng 0,2% hàng tháng và tăng 3,2% hàng năm – thấp hơn dự báo và mức trước đó tương ứng là 0,3% và 3,3%.
- Mỹ: CPI tháng 12 tăng 0,4% hàng tháng và tăng 2,9% hàng năm.
- Mỹ: Chỉ số snr xuất Empire State tại NY tháng 1 đạt -12,6 – trái ngược dự báo là 2,70.
- Canada: Doanh số bán sỉ tháng 11 giảm 0,2% hàng tháng – tốt hơn dự báo giảm 0,6%.
Phố Wall tăng mạnh, dòng tiền tập trung vào các cổ phiếu nhạy cảm với lãi suất
Thị trường chứng khoán Mỹ mở phiên thứ Tư bằng một gap tăng mạnh và lực mua duy trì tốt trong cả ngày khi nhà đầu tư tin tưởng vào kịch bản Fed hạ lãi suất nhiều hơn trong năm 2025.
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Tư ngày 15/01, chỉ số Dow Jones tăng 703.27 điểm (tương đương 1.65%) lên 43,221.55 điểm.
Chỉ số S&P 500 tiến 1.83% lên 5,949.91 điểm.
chỉ số Nasdaq Composite cộng 2.45% lên 19,511.23 điểm.
Đây là phiên tốt nhất đối với cả 3 chỉ số chính kể từ ngày 06/11/2024.
Bảng điện tử S&P 500 ghi nhận 10/11 nhóm ngành tăng giá. Cổ phiếu Tiêu dùng thiết yếu là nhóm duy nhất giảm và sự điều chỉnh là rất nhỏ. Ở chiều tăng, cổ phiếu Tiêu dùng không thiết yếu – Viễn thông – Công nghệ (những ngành nhạy cảm với sự suy giảm của lãi suất) tăng ấn tượng.
Tỷ giá
Chỉ số đồng đô la DXY di chuyển về ngưỡng 108,7 vào thứ Tư, kéo dài đà giảm từ mức cao nhất trong 2 năm là 110 vào đầu tuần khi dữ liệu lạm phát của Hoa Kỳ dã làm sống lại những kỳ vọng rằng Fed sẽ hạ lãi suất trong năm nay.
Mối lo ngại về lạm phát dai dẳng gần đây đã bị khuếch đại bởi các chính sách ủng hộ lạm phát do chính quyền tổng thống Donald Trump sắp nhậm chức đề xuất, bao gồm thuế quan đối với các đối tác thương mại lớn và mở rộng chi tiêu thâm hụt. Điều này làm dấy lên kỳ vọng Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn trong năm nay, vì bối cảnh lao động mạnh mẽ tạo điều kiện cho ngân hàng trung ương ưu tiên lạm phát.
Đáng chú ý, đồng USD còn chịu áp lực mới từ đồng yên trong bối cảnh Thống đốc Ngân hàng Nhật Bản Ueda đưa ra những nhận xét cứng rắn, bù đắp cho sự phục hồi từ đồng bảng Anh yếu hơn sau khi lạm phát giảm.
Đà tăng của dầu thô cực đáng nể
Giá dầu tăng hơn 2% vào thứ Tư, được hỗ trợ bởi lượng dầu thô dự trữ của Mỹ giảm mạnh và khả năng gián đoạn nguồn cung do lệnh trừng phạt mới của Mỹ đối với Nga, trong khi thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza đã hạn chế mức tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 15/01, hợp đồng dầu Brent tiến 2,07USD (tương đương 2,59%) lên 81,99 USD/thùng.
Hợp đồng dầu WTI cộng 2,47 USD (tương đương 3,19%) lên 79,97 USD/thùng.
Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho biết dự trữ dầu thô tại Mỹ đã giảm trong tuần trước xuống mức thấp nhất kể từ năm 2022 khi xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Dự trữ xăng và các sản phẩm chưng cất tăng mạnh hơn so với dự báo.
Dữ liệu lạm phát đẩy giá vàng tăng cao
Giá vàng tiếp tục tăng vào thứ Tư do đồng USD giảm sau khi dữ liệu lạm phát lõi của Mỹ yếu hơn dự kiến, làm giảm áp lực lạm phát. Nhà đầu tư đang trở lại với đặt cược Fed hạ lãi suất 2 lần trong năm 2025.
Khép phiên giao dịch ngày 15/01, hợp đồng vàng giao ngay tiến 0,6% lên $2693,63/oz.
Hợp đồng vàng tương lai cộng 1l,3% lên $2717,80/oz.
Sau hai phiên đầu tuần bán ròng, quỹ tín thác vàng hàng đầu thế giới SDPR Gold Trust đã không có động thái nào trong ngày 15/1. Theo đó, lượng vàng nắm giữ của quỹ neo tại mức 872,52 tấn.
Kết luận
Báo cáo lạm phát Mỹ tháng 12 công bố hôm 15/1 khiến giới đầu tư cực kì phấn khích. Sự suy giảm của lạm phát lõi đã ủng hộ nhà đầu tư mạnh tay xuống tiền gom mua các tài sản khi triển vọng hạ lãi suất đang sáng dần lên. Mặc dù thị trường lao động Mỹ vẫn kiên cường, tăng trưởng việc làm vẫn khá tích cực nhưng lạm phát giảm chắc chắn khiến Fed có cơ sở hơn trong việc điều chỉnh giảm lãi suất trong năm 2025.
Giavang.net