(GVNET) Tiêu điểm phiên 15/11: Doanh số bán lẻ Mỹ tháng 10
Các tin tức quan trọng mới công bố
- Trung Quốc: Tỷ lệ thất nghiệp giảm về mức 5%.
- Trung Quốc: Sản lượng công nghiệp tháng 10 tăng 5,3% hàng năm – thấp hơn dự báo là 5,5%.
- Trung Quốc: Đầu tư tài sản cố định tháng 10 tăng 3,4% hàng năm – thấp hơn dự báo là 3,5%.
- Nhật Bản: Sản lượng công nghiệp tháng 9 tăng 1,6% hàng năm – cao hơn dự báo là 1,4%.
- Anh: Tổng sản phẩm quốc nội GDP quý III tăng 0,1% hàng quý và tăng 1% hàng năm so với dự báo là 0,2% và 0,1% tương ứng.
- Anh: Sản lượng công nghiệp tháng 9 giảm 0,5% hàng tháng – tệ hơn nhiều dự báo tăng 0,1%.
- Anh: Cán cân mậu dịch tháng 9 thâm hụt 16,32 tỷ bảng, tệ hơn dự báo là 15,7 tỷ bảng.
- Anh: Sản lượng sản xuất tháng 9 giảm 1% hàng tháng – tệ hơn dự báo là tăng 0%.
- Thụy Sỹ: Chỉ số PPI tháng 10 giảm 0,3% hàng tháng – tệ hơn dự báo là 0,1%.
Chứng khoán Trung Quốc phiên hôm nay gặp khó khăn khi nhà đầu tư lo ngại về các dữ liệu kinh tế trái chiều. Trong khi đó, các cổ phiếu Nhật Bản, Hàn Quốc diễn biến tích cực.
Bầu không khí lo lắng bao trùm trong bối cảnh thị trường thiếu chắc chắn về lộ trình lãi suất mà Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ (Fed) áp dụng. Thị trường đã giảm bớt kỳ vọng về việc cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản (bps) vào tháng 12 sau khi Chủ tịch Fed Jerome Powell thay đổi quan điểm cứng rắn và dữ liệu Chỉ số giá sản xuất (PPI) công bố vào thứ năm.
Ông Powell lưu ý rằng ngân hàng trung ương không cần phải vội vàng giảm lãi suất, viện dẫn tăng trưởng kinh tế đang diễn ra, thị trường việc làm vững chắc và lạm phát ổn định là những lý do để thận trọng không nên nới lỏng chính sách quá nhanh. Chỉ số PPI toàn diện hàng năm đã tăng 2,4% vào tháng 10 sau khi tăng 1,9% vào tháng 9 và sau số liệu lạm phát CPI của Hoa Kỳ ổn định vào thứ tư.
Định giá thị trường cho đợt cắt giảm lãi suất 25 điểm cơ bản vào tháng tới đã giảm xuống còn khoảng 69% từ mức 83% của một ngày trước, công cụ FedWatch của CME Group cho thấy.
Kỳ vọng gia tăng về việc Fed sẽ cắt giảm lãi suất ít hơn đã tạo thêm động lực cho đợt tăng giá do Trump đối với đồng Đô la Mỹ (USD) và lợi suất trái phiếu kho bạc Hoa Kỳ. Nhà đầu tư phiên hôm nay khá bận rộn khi đón nhận nhiều tin tức kinh tế và bài phát biểu của quan chức Ngân hàng trung ương.
Các tin tức cần chú ý trong ngày
- Châu Âu: Bài phát biểu của McCaul, Lane từ ECB. ECB.
- Châu Âu: Dự báo kinh tế EU – Eurozone họp Bộ trưởng tài chính.
- Anh: Công cụ theo dõi GDP tháng tháng NIESR tháng 10.
- Mỹ: Chỉ số giá sản xuất tháng 10 – Chỉ số giá xuất nhập khẩu tháng 10 – Chỉ số sản xuất Empire State tháng 10.
- Mỹ: Doanh số bán lẻ tháng 10 – Kiểm soát bán lẻ tháng 10.
- Canada: Doanh số bán sỉ tháng 9.
- Mỹ: Hàng tồn kho – Sản lượng công nghiệp tháng 10.
- Mỹ: Bài phát biểu của quan chức Fed Williams
Tỷ giá
Thị trường ngoại hối tiếp tục ghi nhận sức mạnh của đồng bạc xanh. Cặp USD/JPY đã làm mới mức cao nhất trong 4 tháng tại 156,75 trước khi quay trở lại mức tăng để giao dịch gần 156,50.
AUD/USD đã trở lại mức trên 0,6450 trong khi NZD/USD lấy lại mức 0,5850 dù lo ngại tình hình kinh tế Trung Quốc.
USD/CAD đang giao dịch đi ngang trên mức 1,4050 trong bối cảnh giá dầu WTI giảm.
EUR/USD duy trì đà phục hồi trên mức 1,0500, chờ đợi bài phát biểu của quan chức ECB và tin tức kinh tế.
GBP/USD vẫn bị giới hạn dưới mức 1,2700 sau loạt tin tức tiêu cực về nền kinh tế. Hôm qua, nhà hoạch định chính sách của BoE, Catherine Mann, lập luận rằng ngân hàng trung ương nên duy trì lãi suất ở mức hiện tại cho đến khi rủi ro lạm phát tăng lên.
Vàng – Dầu – Tiền kĩ thuật số
Thị trường vàng phiên hôm qua có lúc chạm đáy $2537 sau đó bật lên nhờ lực săn hàng giá thấp. Trong hôm nay, giá vàng quanh mốc $2560.
Thị trường năng lượng chịu áp lực từ các dữ liệu kinh tế yếu từ Trung Quốc – Anh. Hiện giá dầu WTI neo quanh 67,6USD; dầu thô Brent quanh mức 71,2USD.
Thị trường tiền kĩ thuật số giảm khỏi đỉnh kỉ lục. Hiện tại, BTC/USD ở mức 87.7 00 còn ETH/USD quanh mức 3036.
Giavang.net