23 C
Hanoi
23/11/2024
GiaVang.Net
Image default
Đầu tư Đầu tư hàng hoá Tin mới nhất

Giá thép quay đầu giảm gần 30 Nhân dân tệ trên sàn giao dịch Thượng Hải

Giá thép hôm nay giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 26 Nhân dân tệ xuống mức 4.019 Nhân dân tệ/tấn tại thời điểm khảo sát vào khoảng 10h (giờ Việt Nam).

Vào hôm thứ Tư (28/12), giá quặng sắt kỳ hạn biến động trái chiều, với giá chuẩn trên Sàn giao dịch Singapore (SGX) giảm từ mức cao nhất trong 5 tháng, Reuters đưa tin.

Cụ thể, giá quặng sắt SZZFF3 giao tháng 1/2023 trên Sàn SGX đã giảm 0,1% xuống 113,35 USD/tấn, sau khi tăng vọt lên mức cao nhất kể từ cuối tháng 7 là trên 114 USD/tấn vào thứ Ba (27/12).

Giá quặng sắt DCIOcv1 giao tháng 5/2023 trên Sàn giao dịch hàng hóa Đại Liên (DCE) của Trung Quốc đã kết thúc giao dịch ban ngày cao hơn 0,7% ở mức 835,5 Nhân dân tệ/tấn (tương đương 119,87 USD/tấn).

Trước đó trong phiên, hợp đồng này đã chạm mức 838,5 Nhân dân tệ/tấn – mức cao nhất theo ghi nhận kể từ ngày 16/12.

Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do các thương nhân đang cẩn trọng xem xét triển vọng nhu cầu sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiềm chế Covid và suy thoái kinh tế toàn cầu đang rình rập.

Ông Iris Pang, Nhà kinh tế trưởng của ING Greater China, cho biết: “Các biện pháp nới lỏng hiện tại không chỉ tác động tích cực đến khách du lịch quốc tế mà còn với người dân trong nước từ quý đầu tiên của năm 2023, kéo theo mức tiêu thụ”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho biết, số ca nhiễm Covid ở Trung Quốc tăng đột biến và kỳ nghỉ lễ kéo dài đến sau Lễ hội Mùa xuân vào tháng sau có thể kìm hãm giá quặng sắt và thép trong thời gian tới.

Với lĩnh vực xây dựng quy mô lớn của Trung Quốc vẫn đang gặp khó khăn và Mỹ và châu Âu có khả năng rơi vào suy thoái, Ấn Độ đã nổi lên như một “vị cứu tinh” cho nhu cầu thép toàn cầu.

Sẵn sàng vượt qua Trung Quốc để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới vào năm tới, Ấn Độ đang ở giữa thời kỳ bùng nổ xây dựng. Thủ tướng Narendra Modi đang tìm cách hiện đại hóa đường xá, mạng lưới đường sắt và cảng nhằm cạnh tranh với Trung Quốc như một trung tâm sản xuất.

Theo Hiệp hội Thép Thế giới, nhu cầu thép sẽ tăng 6,7% lên khoảng 120 triệu tấn vào năm 2023, mức tăng trưởng cao nhất trong số các nền kinh tế lớn. Ấn Độ – quốc gia cũng chứng kiến ​​sự mở rộng tương tự trong năm nay, đã vượt qua Mỹ để trở thành nước tiêu thụ thép số 2 thế giới sau Trung Quốc vài năm trước.

Jayant Acharya – Phó Giám đốc Điều hành của JSW Steel Ltd., nhà sản xuất lớn nhất của quốc gia này cho biết: “Giai đoạn xây dựng quốc gia của bất kỳ nền kinh tế nào cũng cần rất nhiều thép và hàng hóa”. Ông cho biết Ấn Độ đang trải qua giai đoạn đó trong thập kỷ này và có thể thúc đẩy mức tiêu thụ thép của nước này lên hơn 200 triệu tấn vào năm 2030.

ArcelorMittal Nippon Steel India Ltd., một liên doanh giữa gia đình Mittal của Ấn Độ và nhà sản xuất Nhật Bản, có kế hoạch tăng gấp ba công suất lên 30 triệu tấn trong thập kỷ tới. Nhà sản xuất thép Hàn Quốc Posco Holdings Inc. và ông trùm Ấn Độ Gautam Adani, người giàu nhất châu Á, cũng đang tìm cách thành lập các nhà máy ở nước này.

Ấn Độ tự sản xuất phần lớn lượng thép nhưng cũng buộc phải nhập khẩu nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu gia tăng. Theo số liệu của chính phủ nước này, các lô hàng nhập khẩu đã tăng 15% từ tháng 4-10 so với một năm trước đó lên 3,1 triệu tấn.

Các nhà sản xuất địa phương đang trở nên lo lắng về làn sóng nhập khẩu giá rẻ khi nhu cầu tại các nhà sản xuất thép truyền thống cạn kiệt. Trung Quốc chiếm hơn một phần tư lượng nhập khẩu trong tháng 10, trong khi một số thép của Nga cũng đang đến Ấn Độ, dữ liệu của chính phủ cho thấy.

Giavang.net

Tin liên quan

Đang tải....