Tóm tắt
- Vàng đang cố gắng chinh phục mốc $1710 khi đồng USD yếu đi.
- Phe mua vàng không tận dụng được sự suy giảm đặt cược Fed nâng lãi suất 1%.
- Dự báo PMI Mỹ thấp hơn là nguyên nhân khiến USD giảm.
Giá vàng (XAUUSD) đã tăng nhẹ trở lại sau khi giảm trong phiên giao dịch châu Á. Kim loại quý sáng nay đã chạm mức $1705,5 rồi bật lên vài USD. Như vậy, vàng tiếp tục đi ngang trong phạm vi rộng $1697,64-$1723,83 từ cuối tuần trước khi không có thông tin nào có tầm ảnh hưởng được công bố.
Trong khi đó, chỉ số đô la Mỹ (DXY) đang thể hiện sự cạn kiệt đà giảm. DXY đã phục hồi dần sau khi chạm mức thấp 106,92 vào thứ Ba. Tuy nhiên, 107,5 vẫn là kháng cự ngắn hạn của chỉ số này.
Giá vàng gặp khó khăn bất chấp tỷ lệ đặt cược Fed tăng lãi suất 1% giảm sâu
Nhà đầu tư đã không còn quá kì vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) nâng lãi suất mạnh trong cuộc họp tháng 7. Theo Công cụ FedWatch của CME, kỳ vọng tăng lãi suất 1% vượt mức 80% vào tuần trước, nhưng hiện đã giảm xuống gần 30%. Dù đây là một tin tốt nhưng phe mua vàng hầu như không tận dụng được.
Tỷ lệ lạm phát sớm đạt đỉnh
Tỷ lệ lạm phát cao hơn đã gây áp lực lên tỷ suất lợi nhuận của các công ty và tác động đến thu nhập của các hộ gia đình. Tuy nhiên, áp lực về giá sẽ sớm đạt đến đỉnh điểm khi giá dầu giảm trong tháng 6 và nhu cầu tiêu thụ hàng hóa lâu bền của các hộ gia đình giảm sẽ khắc phục sự mất cân đối trong cơ chế giá cầu. Doanh số Bán lẻ khả quan và các chỉ số nhu cầu khác được thúc đẩy bởi áp lực giá cả mạnh hơn thay vì tổng cầu của các hộ gia đình. Do đó, nhu cầu thấp hơn dựa trên số lượng sẽ làm tỷ lệ lạm phát thấp hơn.
Chính sách thắt chặt hơn nữa của các NHTW lớn khác
Giá vàng được dự báo sẽ đối mặt với áp lực lớn trong tuần này khi thông báo chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) là tâm điểm. Những người tham gia thị trường đang mong đợi một đợt tăng lãi suất lần đầu tiên sau 11 năm của ECB. Dựa trên tỷ lệ lạm phát tăng vọt bởi giá năng lương tăng cao, Chủ tịch ECB Christine Lagarde có thể sẽ tuyên bố tăng lãi suất lần này. Ngoài ra, biên bản cuộc họp chính sách tiền tệ từ Ngân hàng Dự trữ Úc (RBA) nhiều khả năng tiếp tục thể hiện sự diều hâu. Do đó, môi trường thắt chặt chính sách rộng rãi hơn của các nhà lãnh đạo phương Tây sẽ giữ giá vàng trong tầm kiểm soát.
Tuy nhiên, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiếp tục với thái độ ôn hòa và sẽ thảo luận về các biện pháp đẩy thanh khoản vào nền kinh tế để thúc đẩy tổng cầu.
S&P Global PMI vẫn là trọng tâm
Tuần này lịch kinh tế khá bình lặng. Vì vậy, các nhà đầu tư sẽ tập trung vào việc phát hành dữ liệu PMI toàn cầu của S&P. Theo sự đồng thuận của thị trường, hoạt động kinh tế có thể yếu đi. Dữ liệu Tổng hợp toàn cầu được nhìn thấy ở mức 51,7, thấp hơn so với bản phát hành trước đó là 52,3. Chỉ số PMI Sản xuất có thể trượt xuống 52 so với 52,7 được ghi nhận trước đó. Trong khi PMI Dịch vụ dự kiến sẽ điều chỉnh nhẹ xuống 52,6 so với con số cũ là 52,7. Điều này sẽ giữ cho DXY ở mức ổn định và có thể hỗ trợ cho vàng.
Phân tích kỹ thuật vàng
Giá vàng vẫn dễ bị tổn thương sau khi thủng ngưỡng tâm lý $1800. Kim loại quý đang dịch chuyển trong Kênh giảm giá cho thấy một động thái giảm giá có giới hạn. Phần trên và phần dưới của mô hình biểu đồ nêu trên được vẽ bắt đầu từ mức cao và thấp của ngày 6/7 lần lượt là $1771,89 và $1732,27.
Một nỗ lực thất bại trong việc giao nhau trong xu hướng tăng theo Đường trung bình động hàm mũ (EMA) 20 và 50 ở mức $1714,20 làm tăng áp lực giảm.
Trong khi đó, Chỉ số Sức mạnh Tương đối (RSI) 14 đang tự giữ trên mức 40,00 nhưng có có dấu hiệu cho thấy giá sẽ hồi phục.
Biểu đồ giá vàng theo giờ
Giavang.net