Yếu tố thúc đẩy tâm lý nhà đầu tư ở phiên này là ban cố vấn của CDC đã nhất trí khuyến nghị sử dụng vắc-xin Covid-19 một liều của Johnson & Johnson cho những người từ 18 tuổi trở lên. Công ty dự kiến sẽ xuất xưởng 4 triệu liều trong đợt đầu tiên.
S&P 500 phục hồi từ đường trung bình động 50 ngày, chạm sau phiên giảm sâu ngày 26/2, là dấu hiệu tích cực củng cố tâm lý nhà đầu tư, theo giám đốc chiến lược đầu tư Sam Stovall từ CFRA Reseach. “Đây là tín hiệu tích cực, ít nhất trong ngắn hạn, là những yếu kém gần đây đã bị loại bỏ”.
Phố Wall tăng nhưng khối lượng giao dịch ở mức thấp
Đóng cửa phiên giao dịch thứ Hai, chỉ số Dow Jones tăng 603,14 điểm, tương đương 1,95%, lên 31.531,51 điểm. S&P 500 tăng 90,67 điểm, tương đương 2,38%, lên 3.901,82 điểm, phiên tốt nhất kể từ tháng 6/2020.
Nasdaq tăng 396,48 điểm, tương đương 3,01%, lên 13.588,83 điểm.
Trong S&P 500, chỉ có chưa đến 40 cổ phiếu giao dịch tiêu cực. Năng lượng và tài chính tăng hơn 2,5% trong bối cảnh lạc quan về vắc-xin. Trong khi đó, cổ phiếu công nghệ cũng thăng hoa, Apple tăng 5,4% và Tesla tăng 6,4%.
Tổng khối lượng giao dịch tại Mỹ ngày 1/3 là 12,1 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với trung bình 15,1 tỷ cổ phiếu trong 20 phiên trước đó.
Dầu thô giảm do lo ngại sản xuất tại Trung Quốc
Giá dầu Brent tương lai giảm 73 cent, tương đương 1,1%, xuống 63,69 USD/thùng.
Giá dầu WTI tương lai giảm 86 cent, tương đương 1,4%, xuống 60,64 USD/thùng.
Tăng trưởng hoạt động sản xuất tại Trung Quốc xuống đáy 9 tháng trong tháng 2, dấy lên lo ngại về lực cầu dầu thô từ nước này, gây sức ép lên giá dầu.
“Có một số thông tin kho dự trữ dầu chiến lược của họ đã đầy. Do đó, vài người bắt đầu hoài khi khả năng Trung Quốc giúp thúc đẩy giá dầu”, Phil Flynn, nhà phân tích cấp cao tại Price Futures Group, Chicago, bang Illinois, nói.
Nhà đầu tư còn lo ngại OPEC và đồng minh, tức OPEC+, sớm tăng sản lượng.
“Họ sợ thị trường có thể phải đón nhận thêm tới 1,5 triệu thùng/ngày”, theo Bob Yawger, giám đốc năng lượng tương lai tại Mizuho.
Giavang.net tổng hợp