Trong phiên giao dịch sáng 10/7: Thị trường vàng trong nước mặc dù đã giảm nhưng vẫn tiếp tục giữ ở mức cao trên 50 triệu đồng/lượng. Trong khi đó, giá vàng thế giới có phần “hạ nhiệt” khi bắt đầu chịu áp lực chốt lời nhưng vẫn đứng vững trên ngưỡng 1.800 USD/ounce.
Giá vàng trong nước
Thời điểm 12h trưa nay, giá vàng SJC tại Hà Nội được công ty CP SJC Sài Gòn niêm yết giao dịch ở mức: 50,20 – 50,67 triệu/lượng (MV-BR), tăng 80.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và ở chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Giá vàng SJC tại BTMC giao dịch ở mức: 50,33 – 50,59 triệu đồng/lượng (MV-BR), tăng 110.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và chiều bán ra so với chốt phiên hôm qua.
Tập đoàn DOJI niêm yết giá vàng ở mức: 50,28 – 50,58 triệu đồng/lượng (MV-BR), tăng 30.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và giảm 70.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với với đóng cửa phiên giao dịch hôm qua.
Tập đoàn Phú Qúy niêm yết giá vàng ở mức: 50,30 – 50,60 triệu đồng/lượng (MV-BR), tăng 150.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 200.000 đồng/lượng ở chiều bán ra so với với đóng cửa phiên giao dịch hôm qua.
Hoạt động giao dịch vàng trong nước
Vàng trong nước phiên giao dịch sáng nay tăng. Theo ghi nhận của phóng viên Giavang.net, sáng nay lượng khách mua vào và lượng khách bán ra có tỉ lệ (55% khách mua vào và 45% khách bán ra).
Giá vàng thế giới
Giá vàng thế giới đang đứng tại 1.801,3 USD/ounce, giảm 7,2 USD/ounce so với cùng thời điểm hôm qua.
Giá của kim loại quý này bắt đầu chịu áp lực chốt lời từ các nhà giao dịch nhưng vẫn đứng trên ngưỡng quan trọng 1.800 USD/ounce.
Số liệu của Bộ Lao động Mỹ công bố báo cáo ngày 9/7 cũng cho thấy số đơn xin trợ cấp thất nghiệp trong tuần kết thúc ngày 4/7 ở mức thấp nhất trong 4 tháng là 1,31 triệu, giảm 100.000 so với tuần trước đó.
Tuy nhiên, theo dự báo, giá vàng vẫn sẽ tiếp tục đi lên trong bối cảnh số ca nhiễm Covid-19 trên toàn cầu đã hơn 12,3 triệu và trên 557 nghìn người tử vong, trong đó, tâm dịch vẫn là ở nước Mỹ.
Theo số liệu mới nhất được Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ (CBO) công bố, trong tháng 6, thâm hụt ngân sách liên bang Mỹ đã lên tới 863 tỷ USD, tương đương tăng 107 lần so với cùng kỳ năm ngoái, khi mức thâm hụt ngân sách chỉ là 8 tỷ USD.
Cũng theo CBO, trong 9 tháng đầu tài khoá hiện nay, thâm hụt đã tăng thêm 2.000 tỷ USD so với năm ngoái, lên tới 2.700 tỷ USD. CBO cho biết, thâm hụt ngân sách tăng đột biến là do suy thoái kinh tế, hậu quả của đại dịch viêm đường hô hấp cấp Covid-19.
Tổng hợp