Theo thống đốc Trung tâm tài chính quốc tế Astana (AIFC), ông Kairat Kelimbetov mới đây chia sẻ với hãng tin RIA Novosti, sau đại dịch Covid-19 nền kinh tế thế giới có thể phát triển theo ba kịch bản khác nhau.
Cụ thể, kịch bản thứ nhất, các quốc gia có nền kinh tế lớn sẽ tiếp tục duy trì chính sách tự cách ly ngay cả khi đại dịch Covid-19 kết thúc. Thế giới sẽ tách ra thành một số khu vực vĩ mô độc lập và tất cả sẽ tăng cường hỗ trợ cho các hệ thống sản xuất và tài chính của họ.
“Tôi tin rằng tất cả các quốc gia đều có ba kịch bản chính trong sự phát triển kinh tế”, ông Kelimbetov nói.
Theo ông Kelimbetov, dịch bệnh đóng vai trò là yếu tố kích hoạt thúc đẩy chủ nghĩa bảo hộ hiện nay, nhưng lý do của nó chính là sự gia tăng mạnh mẽ trong quá trình toàn cầu hóa, trong đó quốc gia như Hoa Kỳ bắt đầu chịu tổn thất.
“Chúng tôi sẽ tiếp tục quan sát sự gia tăng của chủ nghĩa bảo hộ và xu hướng tăng cường thể chế của các quốc gia. Chúng tôi đã xem đây là một phản ứng với đại dịch. Ngay cả một nền tảng hội nhập ổn định như Liên minh châu Âu (EU) cũng đã gặp phải một tình huống khá khó khăn, vì xu hướng tự cách ly do dịch bệnh đã thắng thế”, ông Kelimbetov nhấn mạnh.
Kịch bản thứ hai, theo ông Kelimbetov, dựa trên sự hỗ trợ quy mô lớn dành cho các ngân hàng và doanh nghiệp ở cấp độ quốc gia. Chúng tôi đã đối phó với cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 – 2010, khi sử dụng vốn của các quỹ độc lập, chúng tôi đã hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng và doanh nghiệp.
Ông Kelimbetov cho biết, điều quan trọng hiện nay là sử dụng tiềm năng kinh tế của các quốc gia, và điều này chủ yếu liên quan đến việc tập trung vào việc sử dụng nguồn lực, thu hút đầu tư trực tiếp và thanh khoản quốc tế.
Kịch bản thứ ba, theo ông Kelimbetov dự đoán sẽ hình thành các khối thương mại và phân chia thành một số khu vực vĩ mô độc lập. Các quốc gia có thể chuẩn bị cho điều này và thậm chí có lợi, nếu họ có thể chiếm vị trí xứng đáng trong các khối thương mại đang được hình thành bây giờ.
“Sẽ có sự phân chia thành các khu vực vĩ mô, cũng như hệ thống tài chính nói chung là đặc biệt quan trọng, trước hết là trong việc kết nối các khu vực vĩ mô đó với nhau”, ông Kelimbetov cho biết.
“Các nước trong khu vực sử dụng đồng tiền chung euro và các quốc gia liên quan như Mỹ, Anh, Canada, Australia, New Zealand, những quốc gia này có thể trở thành một khối thương mại. Đông Nam Á , Mỹ Latinh và tất nhiên bao gồm cả Liên minh kinh tế Á-Âu cũng như là một phần của sự hợp nhất của Hiệp hội này với Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa. Sẽ có sự phân chia thành các khu vực vĩ mô và ở đây vai trò của tổ chức và hệ thống tài chính đặc biệt quan trọng”, ông Kelimbetov kết luận.
Theo info