Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Năm 16/4 tại thị trường châu Âu, đồng USD đón nhận lực cầu lớn khi các bằng chứng về suy thoái kinh tế ngày càng rõ nét, thúc đẩy nhu cầu đối với tài sản an toàn.
Qua đêm, Quỹ Tiền tệ Quốc tế dự báo tăng trưởng ở châu Á sẽ chững lại ở mức 0% vào năm 2020. “Đây là hiệu suất tăng trưởng tồi tệ nhất trong gần 60 năm qua, bao gồm cả Khủng hoảng tài chính toàn cầu (4,7%) và Khủng hoảng tài chính châu Á (1,3%)”, dẫn lời ông Chang Yong Rhee, giám đốc khu vực châu Á và Thái Bình Dương của IMF.
Tuy nhiên, châu Á vẫn được kỳ vọng sẽ làm tốt hơn các khu vực khác về hoạt động kinh tế, ông nói thêm.
Trước đó, dữ liệu doanh số bán lẻ ở Hoa Kỳ cực tệ khi con số tháng 3 giảm kỷ lục 8,7%. Hôm nay, số liệu về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu hàng tuần tại Mỹ được công bố với dự báo +5,1 triệu.
“Đồng đô la đang duy trì đà tăng theo dữ liệu của Hoa Kỳ ngày hôm qua”, Kazushige Kaida, người đứng đầu bộ phận ngoại hối tại Tokyo Branch of State Street, nói.
Điều đáng quan tâm là sự gia tăng của lợi suất trái phiếu của Ý sau khi ý tưởng về “trái phiếu corona” không đạt được sự đồng thuận từ các bộ trưởng tài chính EU vào tuần trước. Lợi suất của trái phiếu khu vực châu Âu tăng sẽ khiến đồng euro chịu áp lực.
Ý là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự bùng phát coronavirus ở châu Âu, khiến tài chính công của họ chịu áp lực nghiêm trọng. Chính phủ Ý, cùng với các nhà lãnh đạo của Pháp và Tây Ban Nha, đã đề xuất ý tưởng về khoản nợ châu Âu sẽ giúp trả chung cho việc khắc phục hậu quả từ coronavirus nhưng không có kết quả.
Lợi tức Trái phiếu kì hạn 10 năm của Ý hiện đã quay trở lại trên 1,8%, Danske Bank cho biết, trong một lưu ý nghiên cứu, mức cao nhất kể từ trước khi ECB khởi xướng Chương trình mua hàng khẩn cấp đại dịch.
“Trong khi lợi suất Trái phiếu Ý vẫn chưa đạt đến đỉnh điểm một tháng trước, việc bán tháo minh họa rằng uy tín tín dụng của các quốc gia thành viên đã trở lại là vấn đối với các nhà đầu tư”, Ngân hàng Danske cho biết.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 16h48 giờ Việt Nam, tức 9h48 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, cộng 0,52% lên ngưỡng 100,005.
Đồng bảng gặp khó khăn, tỷ giá GBP/USD sụt 0,34% về 1,2471.
Đồng tiền chung nối dài xu hướng giảm, cặp EUR/USD ở mức 1,0864 (-0,40%).
Đồng Yên Nhật yếu thế dù là tiền tệ trú ẩn, USD/JPY giao dịch tại 107,76 (+0,27%).
France Thụy Sỹ cùng kịch bản với đồng Yên, cặp USD/CHF lên ngưỡng 0,9682 (+0,39%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa đi xuống, cặp USD/CNY cộng 0,15% chạm 7,0770.
Đồng bạc xanh tiếp tục xu hướng đi lên so với đồng tiền hàng hóa như đô Úc và New Zealand. Cụ thể, USD/AUD cộng 0,52% lên giao dịch ở 1,5905. Tỷ giá USD/NZD tiến 0,47% lên 1,6765.
Đô la Canada đi ngang, cặp USD/CAD ở ngưỡng 1,4112 (+0,01%).
Giavang.net