Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Ba 7/4 tại thị trường châu Âu, đồng USD đảo chiều giảm sau chuỗi ngày tăng tốt vừa qua. Tâm lý ưa thích rủi ro dần xuất hiện trở lại bởi nhiều bằng chứng cho thấy rằng virus đã lên đến đỉnh điểm ở một số quốc gia ở châu Âu, trong khi Hoa Kỳ cũng đã thấy sự cải thiện dù là nhỏ nhoi.
Đáng chú ý, đồng bảng Anh tăng gần 1% ngay cả khi Thủ tướng Boris Johnson được chuyển sang chăm sóc đặc biệt chỉ sau một đêm do các triệu chứng COVID-19 ngày càng tồi tệ hơn.
Số người chết tử vong (hàng ngày) tại Tây Ban Nha đã giảm vào thứ Hai trong ngày thứ tư liên tiếp xuống còn 637, mức thấp nhất kể từ ngày 24/3, trong khi Ý báo cáo 525 người thiệt mạng vì Covid-19 vào Chủ nhật, ít nhất kể từ ngày 19/3 (mặc dù số người chết đã tăng trở lại vào thứ Hai). Tại New York, tâm chấn của dịch ở Hoa Kỳ, Thống đốc Andrew Cuomo cho biết hôm thứ Hai rằng tỷ lệ tử vong của bang đã ổn định trong 2 ngày qua.
Đồng euro sẽ là tâm điểm trong ngày khi các Bộ trưởng tài chính của khu vực đồng euro tổ chức một cuộc gọi từ xa để thảo luận về những chiến lược tài trợ cho phản ứng chính sách của khu vực đối với virus. Nhiều ý tưởng và kế hoạch khác nhau đang cạnh tranh nhau để thu hút sự chú ý, nhưng mong muốn của Tây Ban Nha và Ý về việc phát hành và bảo đảm ‘trái phiếu corona’ có thể sẽ bị Đức, Hà Lan và những quốc gia khác từ chối.
Giá dầu đã trở thành một yếu tố khác ảnh hưởng đến sức mạnh của đồng đô la.
“USD và dầu đã trở thành một mối quan hệ ngày càng không đồng nhất khi mà sản xuất dầu của Hoa Kỳ giờ đây là một tác nhân chính đối với USD”, Ngân hàng Danske cho biết trong một lưu ý nghiên cứu. Họ cho biết thêm:
Hướng tới cuộc họp hôm thứ Năm của các nhà sản xuất dầu thô lớn nhằm thảo luận về việc giảm nguồn cung, chúng tôi nghĩ rằng rủi ro đang nghiêng về một sự thất vọng và hy vọng dầu Brent sẽ ở mức dưới 40 USD/bbl. Điều này có thể thúc đẩy USD/JPY di chuyển về hướng 106 một lần nữa trong thời hạn ngắn.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 16h09 giờ Việt Nam, tức 9h09 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, sụt 0,59% về 100,165.
Đồng bảng giao dịch trong sắc xanh, tỷ giá GBP/USD cộng 0,74% chạm 1,2320.
Cùng chiều, đồng tiền chung duy trì kịch bản lạc quan, cặp EUR/USD tiến tới 1,0867 (+0,70%).
Đồng Yên Nhật đảo ngược xu hướng giảm sâu ngày đầu tuần, USD/JPY giao dịch tại 108,91 (-0,27%).
France Thụy Sỹ cũng được mua vào trở lại, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9733 (-0,54%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa lùi tăng khá tốt, cặp USD/CNY mất 0,46% còn 7,0584.
Đồng bạc xanh tiếp tục sụt sâu so vớicác đồng tiền hàng hóa, gồm đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand. Cụ thể, USD/AUD lùi 1,30% về giao dịch ở 1,6213. Tỷ giá USD/NZD sụt 0,83% còn 1,6712.
Đô la Canada cũng được giới đầu tư ưa chuộng, cặp USD/CAD ở ngưỡng 1,4034 (-0,54%).
Giavang.net