Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Sáu 3/4 tại châu Âu, đồng USD tiếp tục đón nhận lực cầu lớn bất chấp số liệu ‘thảm khốc’ về đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu tại Mỹ – minh hoạ mức độ của khủng hoảng kinh tế do Covid-19.
Chỉ số USD lần đầu tiên đạt mức 100 trong 1 tuần qua khi USD tăng so với hầu khắp các đồng tiền chủ chốt.
Sự bùng phát khủng khiếp của đại dịch đã khiến các nền kinh tế phát triển gần như đóng cửa, các chính phủ cố gắng thực hiện một loạt chính sách xã hội để ngăn chặn sự lây lan của virus. Một bằng chứng rõ ràng về thiệt hại kinh tế là hôm thứ Năm, Hoa Kỳ đã ghi nhận số đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu cao chưa từng có – 6,6 triệu.
Đại dịch chưa có dấu hiệu giảm bớt vào thứ Sáu. Cụ thể, số trường hợp nhiễm bệnh toàn cầu vượt ngưỡng 1 triệu, với hơn 53.000 người chết, hơn 6.000 trong số đó là ở Hoa Kỳ.
Nhà phân tích tiền tệ Joe Capurso của Ngân hàng Commonwealth Bank tại Úc cho biết:
Thị trường lao động Hoa Kỳ đã ít nhiều sụp đổ.
Sự tăng giá của USD là vì dữ liệu kinh tế tồi tệ của Hoa Kỳ phản ánh tình trạng của đồng đô la như một loại tiền tệ theo chu kỳ. Nó tăng lên khi nền kinh tế toàn cầu xấu đi, ngay cả khi nền kinh tế toàn cầu suy thoái xuất phát từ Hoa Kỳ.
Gia tăng sự hấp dẫn của đồng đô la là sự phục hồi đột ngột của giá dầu, mặc dù mức tăng mạnh thứ Năm đã được nhà đầu tư coi là cơ hội để nhà đầu tư bán vào đầu ngày thứ Sáu. Dầu có giá bằng đô la và Hoa Kỳ cũng là nhà sản xuất dầu và khí đốt hàng đầu thế giới.
Nhà phân tích Andreas Steno Larsen tại Nordea cho biết:
Một lần nữa, USD có thể đã chứng minh mình là vua trong thời gian khủng hoảng. Có lẽ vì hầu hết các khoản nợ vẫn còn được tính bằng USD, điều đó có nghĩa là USD được tìm kiếm khi thanh khoản thắt chặt trên toàn cầu do nền kinh tế đóng cửa vì virus corona.
Tuy nhiên, đồng đô la có thể bị bán ngay khi các nền kinh tế mở cửa trở lại, ông cảnh báo.
Thanh khoản USD được rải tại mọi góc khan hiếm của thị trường. Điều này cuối cùng sẽ giết chết động lực của USD. Theo quan điểm của chúng tôi, đó chỉ là vấn đề thời gian.
Đồng đô la có thể phải đối mặt với “mức giảm> 15% trong 12-24 tháng tới nếu nền kinh tế toàn cầu ra khỏi bóng ma suy thoái hiện tại”.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 15h56 giờ Việt Nam, tức 8h56 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, cộng 0,51% lên 100,782.
Đồng bảng gặp nhiều khó khăn, tỷ giá GBP/USD mất 0,81% còn 1,2291.
Cùng chiều, đồng tiền chung đi xuống, cặp EUR/USD lùi về 1,0798 (-0,53%).
Đồng Yên Nhật ở thế yếu so với đồng USD dù vẫn là nơi trú ẩn của nhiều nhà đầu tư, USD/JPY giao dịch tại 108,28 (+0,35%).
France Thụy Sỹ giao dịch trong sắc đỏ, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9768 (+0,33%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa mất giá, cặp USD/CNY cộng 0,14% lên mức 7,0917.
Đồng bạc xanh tăng mạnh so với các đồng tiền hàng hóa, gồm đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand. Cụ thể, USD/AUD tiến 0,67% lên giao dịch ở 1,6610. Tỷ giá USD/NZD cộng 0,71% chạm ngưỡng 1,7013.
Đô la Canada không được ưa chuộng, cặp USD/CAD ở ngưỡng 1,4155 (+0,17%).
Giavang.net