Trong những giờ đầu phiên giao dịch thứ Tư 18/3 tại châu Âu, đồng euro chịu áp lực mạnh khi thị trường trái phiếu nhắc nhở các nước khu vực đồng euro về chi phí cho các biện pháp cần thiết để chống lại sự bùng phát của coronavirus.
Châu Âu đã trở thành chiến trường chính chống lại virus khi mà số người thiệt mạng tiếp tục tăng vọt ở Ý và Tây Ban Nha, Pháp bắt đầu là điểm nóng mới. Điều này đã khiến Liên minh châu Âu cấm du khách ra khỏi khối trong 30 ngày trong một động thái chưa từng có để niêm phong biên giới.
Thị trường đang dõi theo từng động thái của mỗi chính phủ tại khu vực đồng euro trong việc thực hiện các biện pháp cần thiết để chống lại virus cũng như hỗ trợ nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh.
Sự chênh lệch giữa lợi suất nợ chính phủ Đức và nhiều quốc gia khác trong khu vực đồng euro đã tăng lên, một sự phản ánh thực tế là vẫn không có sự bảo đảm thuyết phục về các khoản nợ có chủ quyền trong liên minh tiền tệ. Sự chênh lệch giữa lãi suất nợ Đức 10 năm và Hy Lạp đã tăng lên 400 điểm cơ bản (bps) từ 193 bps vào đầu tháng 3. So với nợ Ý đã tăng từ 129 bps một tháng trước lên 284 bps hiện tại, Tây Ban Nha từ 67 bps đến 145 bps; và Bồ Đào Nha từ 60 bps đến 167 bps.
Theo Bloomberg, mức độ nghiêm trọng của tình hình được thể hiện bởi việc Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết hôm thứ Ba rằng Đức sẵn sàng xem xét một chương trình tài trợ chung EU để giảm thiểu hậu quả tài chính của dịch bệnh hiện tại. Đức đã không sẵn lòng xem xét một kế hoạch tài trợ chung trong cả năm 2008, thời điểm khủng hoảng tài chính, hoặc vào năm 2012 trong cuộc khủng hoảng nợ có chủ quyền.
Các nhà chiến lược ngoại hối tại UOB Group cho biết:
Chúng tôi không mong đợi sự sụt giảm đột ngột của đồng euro, nhưng nó xuống mức thấp nhất trong đêm là 1,0953. Trong khi quá bán, sự suy giảm vẫn chưa có dấu hiệu ổn định. Từ đây, đồng euro có thể giảm xuống dưới mức thấp qua đêm nhưng hỗ trợ tiếp theo ở1,0900 có thể nằm ngoài tầm với.
Chỉ số USD và diễn biến các cặp tỷ giá chính
Cập nhật lúc 16h05 giờ Việt Nam, tức 9h05 giờ GMT, chỉ số đô la Mỹ, đo lường sức mạnh của đồng bạc xanh so với giỏ các đồng tiền chính, cộng 0,24% lên 100,045.
Đồng bảng vẫn chưa ngừng đi xuống, tỷ giá GBP/USD mất 0,15% còn 1,2032.
Đồng tiền chung tiếp tục kịch bản tiêu cực ngày thứ Ba, cặp EUR/USD về mức 1,0978 (-0,16%).
Đồng Yên Nhật tăng trở lại sau phiên giảm sốc, USD/JPY giao dịch tại 107,47 (-0,19%).
France Thụy Sỹ gần như đi ngang, cặp USD/CHF ở ngưỡng 0,9611 (+0,02%).
Nhân dân tệ Trung Quốc trong giao dịch nội địa mất giá so với tiền tệ Mỹ, USD/CNY cộng 0,25% đạt mức 7,0232.
USD tăng ấn tượng so với các đồng tiền hàng hóa, gồm đồng tiền Úc và tiền tệ New Zealand. Cụ thể, USD/AUD vọt tới 1,04% lên giao dịch ở 1,6834; USD/NZD tiến 1,22% chạm 1,7050; tương ứng.
Đô la Canada cũng không thoát khỏi kịch bản tiêu cực so với đồng bạc xanh, cặp USD/CAD giao dịch ở 1,4282 (+0,58%).
Giavang.net