Theo kết quả khảo sát, khoảng 42% công ty quản lý tài sản của các gia tộc cho biết họ đang tăng dự trữ tiền mặt do lo ngại kinh tế suy thoái.
Người đứng đầu của Công ty quản lý tài sản gia đình Rick Stone cho biết, ông nghi ngại rằng thị trường trái phiếu có thể sẽ không mang lại bất kỳ lợi nhuận thực sự nào trong thập kỷ tới. Tương lai thị trường chứng khoán sẽ bị sụt giảm đáng kể và sau đó đi ngang.
Thêm nữa, có rất ít cơ hội cho vốn đầu tư mạo hiểm và vốn cổ phần tư nhân. Đại diện Rick Stone cho biết: “Đây là một thời gian rất khó khăn cho các công ty quản lý tài sản gia đình phân bổ tiền”.
Quan điểm này trùng với nhiều trong số 360 công ty quản lý tài sản gia đình được UBS khảo sát cho Báo cáo Quản lý tài sản gia tốc toàn cầu 2019. Đa số đều cho rằng nền kinh tế thế giới sẽ bước vào suy thoái vào năm 2020, với tỷ lệ cao nhất nằm ở các quốc gia mới nổi.
Khoảng 42% trong số các công ty quản lý tài sản gia đình trên thế giới đang nỗ lực gia tăng dự trữ tiền mặt.
Jeffrey Gundlach, giám đốc đầu tư tại DoubleLine Capital, cho biết, khoảng 75% nguy cơ kinh tế Mỹ rơi vào suy thoái trước cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11/2020 khi mà Ngân hàng Thế giới lại giảm dự báo toàn cầu năm 2019 xuống mức chậm nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính một thập kỷ trước.
Các công ty quản lý tài sản gia tộc đã trở thành một nguồn lực lớn trong thị trường tài chính toàn cầu với tổng tài sản hiện ước đạt 5.900 tỷ USD.
Theo khảo sát của UBS, lợi nhuận trung bình của các công ty quản lý tài sản gia đình trong 12 tháng đạt 4,5%. Mức tăng trung bình cao nhất 6,2% thuộc về các công ty quản lý tài sản gia đình khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Tiếp theo là các thị trường mới nổi, rồi lần lượt là 5,9% ở Bắc Mỹ và 4,3% ở châu Âu.
Theo VTC