Ngày 23/8, Trung Quốc đã công bố kế hoạch trả đũa chính quyền Trump về các mức thuế mới đối với các sản phẩm trị giá khoảng 75 tỷ USD hàng hóa của Mỹ và phục hồi thuế đối với ô tô Mỹ. Theo đó, Trung Quốc sẽ áp mức thuế quan từ 5% đến 10% đối với hơn 5.000 sản phẩm sẽ có hiệu lực trong hai gói riêng biệt bắt đầu từ ngày 01 tháng 9.
Đợt thứ hai tiếp theo bao gồm mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu ô tô của Mỹ, là dự kiến vào ngày 15 tháng 12. Sự leo thang này được đưa ra sau khi Tổng thống Donald Trump tuyên bố sẽ áp dụng thuế quan đối với hầu như tất cả hàng nhập khẩu Trung Quốc còn lại vào hai mốc thời gian trên. Cũng để đáp lại động thái đó, Trung Quốc đã ngừng mua các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.
Trung tuần tháng 8, Mỹ tuyên bố sẽ trì hoãn áp dụng một phần thuế quan đến ngày 15 tháng 12. Nhưng chính quyền Trump nói rằng hành động này không phải là một sự nhượng bộ và thay vào đó là để bảo vệ người mua sắm Mỹ khỏi tình trạng bị tăng giá hàng hóa trong mùa mua sắm. Ngày 22/8, người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong khẳng định “bất chấp quyết định của Mỹ trì hoãn thuế quan đối với một số hàng hóa Trung Quốc …. nếu Mỹ bỏ qua sự phản đối của Trung Quốc và áp đặt bất kỳ mức thuế mới nào, Trung Quốc sẽ buộc phải áp dụng các hành động trả đũa”.
Thông báo của Trung Quốc là dấu hiệu mới nhất cho thấy cả hai bên đều không sẵn sàng ủng hộ những gì đang là điểm nghẽn trong cuộc chiến thương mại kéo dài hàng năm nay. Mỹ đã đấu tranh để giành được những nhượng bộ từ Trung Quốc về các vấn đề mà họ cho là khiến các doanh nghiệp Mỹ gặp bất lợi, như trộm cắp tài sản trí tuệ và trợ cấp nhà nước quy mô lớn. Sự leo thang thuế quan càng tăng thêm xung đột kinh tế và thương mại, trong khi hai bên dự kiến sẽ tiếp tục đàm phán trong khoảng hai tuần nữa. Trước khi đưa ra kế hoạch áp thuế trả đũa chi tiết, Trung Quốc đã đưa ra cảnh báo sau khi tổng thống Mỹ tuyên bố sẽ áp dụng mức thuế 10% đối với hàng hóa trị giá 300 tỷ đô la của Trung Quốc, thêm vào đó mức thuế có thể “vượt quá 25%” nếu cần thiết. Bắc Kinh đã phản ứng bằng cách để đồng nhân dân tệ suy yếu so với đô la Mỹ lần đầu tiên trong hơn một thập kỷ. Chính quyền Trump sau đó đã trì hoãn thuế quan đối với khoảng 60% những hàng hóa đó cho đến ngày 15/12.
Một sự leo thang trong cuộc chiến thương mại có thể gây ra nhiều vấn đề hơn cho thị trường chứng khoán, mà đầu tháng này đã phải chịu áp lực khi căng thẳng tăng trở lại. Sau thông báo chính thức của Trung Quốc, các nhà phân tích đã cảnh báo thị trường chứng khoán đang “nhìn thấy hai đợt biến động vào tháng 8, một vào đầu tháng và một vào cuối tháng”. Biến động vẫn gia tăng. Sự tụt dọc trên thị trường chứng khoán không phải là vấn đề duy nhất mà các nhà giao dịch đang vật lộn. Mới đây, đường cong lợi suất lần đầu tiên đảo ngược trong hơn một thập kỷ. Một sự kiện như vậy xảy ra trước mỗi cuộc suy thoái của Mỹ trong 50 năm qua. Nhưng đó không chỉ là nền kinh tế Mỹ đang cảm thấy tổn thất trong cuộc chiến thương mại. GDP của Trung Quốc đã giảm xuống còn 6,2% trong quý II, mức tăng trưởng yếu nhất kể từ năm 1992 và sản lượng công nghiệp của nước này đã chạm mức thấp nhất trong 17 năm vào tháng 7. Trong hơn một năm qua, Mỹ đã áp đặt mức thuế 25% đối với 250 tỷ đô la hàng hóa Trung Quốc, khiến Bắc Kinh phải trả đũa bằng thuế đối với các sản phẩm của Mỹ trị giá 110 tỷ đô la.
Tổng hợp