Đà tăng ấn tượng của vàng trong tháng vừa qua chỉ là khởi đầu cho một bước chuyển lớn hơn khi một ngân hàng Mỹ nhìn thấy giá thậm chí còn cao hơn trong nửa cuối năm nay.
Trong dự báo vàng mới nhất của mình, các nhà phân tích tại Morgan Stanley cho biết họ đang tìm kiếm mức giá vàng trung bình ở $1435/oz trong nửa cuối năm nay. Ngân hàng cũng đang kỳ vọng vàng ở mức trung bình $1338/oz vào năm 2020. Triển vọng này xuất hiện sau khi kim loại quý phải vật lộn để tìm đà tăng sau khi gần đây đạt mức cao nhất trong 6 năm quá. Giá vàng kỳ hạn tháng 8 được giao dịch lần cuối ở mức $1411/oz, giảm 0,31% trong ngày.
Ngân hàng nói rằng họ thấy giá vàng tăng trong nửa đầu năm tới và sau đó ổn định khi ngân hàng trung ương Hoa Kỳ duy trì mức lãi suất thấp hơn trong thời gian dài hơn.
Morgan Stanley đã khá lạc quan về vàng kể từ đầu tháng 5, hy vọng kim quý vàng sẽ tăng lên do căng thẳng thương mại toàn cầu đang gia tăng. Báo cáo mới nhất của họ lập luận rằng yếu tố chính cho việc nâng dự báo giá mới nhất là lãi suất giảm. Các nhà phân tích cho biết:
Lợi suất trái phiếu thực gần bằng 0 sẽ làm giảm nhu cầu về tài sản USD. Lợi suất âm có thể tạo ra sự tăng giá đáng kể hơn nữa đối với giá vàng.
Nhìn sang tháng tới, ngân hàng thấy Cục Dự trữ Liên bang cắt giảm 50 điểm lãi suất cơ bản. Mặc dù các thị trường cũng nhìn thấy cơ hội của một động thái tích cực vào tháng tới, nhưng những kỳ vọng về một động thái 50 điểm cơ bản đã giảm xuống.
Mặc dù các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đang chuẩn bị nới lỏng chính sách tiền tệ, sẽ tiếp tục hỗ trợ giá vàng, một số nhà phân tích tại ngân hàng không nghĩ rằng hàng động ấy sẽ đủ để vực dậy nền kinh tế toàn cầu đang chậm lại.
Trong một báo cáo gần đây, Chetan Ahya, nhà kinh tế trưởng và người đứng đầu mảng kinh tế toàn cầu tại Morgan Stanley nói rằng để thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu, cần có một sự chắc chắn lâu dài về thương mại toàn cầu và môi trường địa chính trị. Ông nói:
Chính sách nới lỏng tiền tệ là cần thiết nhưng không đủ. Hơn nữa, tác động của nới lỏng tiền tệ có xu hướng tác động đến nền kinh tế với độ trễ. Vấn đề cấp bách là niềm tin của các công ty vẫn còn yếu và các số liệu kinh tế trong tháng 6 cho thấy sự suy giảm sâu hơn.
Trong bối cảnh này, mọi con mắt trong tuần sẽ tập trung vào kết quả của cuộc gặp giữa Mỹ và Trung Quốc tại hội nghị G20 và liệu các cuộc đàm phán thương mại của họ có cho thấy tiến triển gì không. Nếu các dấu hiệu của một thỏa thuận khung cao cấp và toàn diện xuất hiện, chúng sẽ giúp làm tan đi một số đám mây đen lơ lửng trên nền kinh tế toàn cầu.
Giavang.net