Tăng trưởng kinh tế của Mỹ dự kiến sẽ giảm tốc, song nền kinh tế lớn nhất thế giới này sẽ không rơi vào suy thoái.
Trong báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới công bố mới đây, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định do tác dụng của các biện pháp kích thích suy yếu, tăng trưởng kinh tế của Mỹ dự kiến sẽ giảm xuống 2,3% trong năm nay, giảm 0,2 điểm phần trăm so với dự báo được IMF đưa ra hồi tháng 1/2019, và tụt sâu hơn xuống 1,9% trong năm 2020.
Theo báo cáo mới công bố của Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt kể từ đầu tài khóa này (kết thúc ngày 30/9) tới nay đã ở mức 691 tỷ USD, so với mức gần 600 tỷ USD của tài khóa trước và dự kiến sẽ vượt 1.000 tỷ USD vào cuối thúc tài khóa này.
Số liệu của Bộ Thương mại Mỹ cho thấy, doanh số bán lẻ ở nước này trong tháng Hai giảm 0,2% so với tháng trước đó, xuống 506 tỷ USD.
Nền kinh tế lớn thứ tư châu Á năm 2019 chỉ đạt 2,5%, giảm 0,1% so với dự báo công bố hồi tháng 1 vừa qua.
Ngày 18/4, Ngân hàng Trung ương Hàn Quốc (BoK) đã hạ triển vọng tăng trưởng kinh tế của “xứ sở kim chi” trong năm nay do đà sụt giảm trong lĩnh vực xuất khẩu và sự bất ổn liên quan tới căng thẳng thương mại.
Cụ thể, BoK dự báo tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ tư châu Á trong năm nay đạt 2,5%, giảm 0,1% so với dự báo công bố hồi tháng 1 vừa qua.
BoK cũng cắt giảm mục tiêu lạm phát từ 1,4% xuống còn 1,1% trong năm nay.
Thống đốc BOK Lee Ju-yeoul cho biết trong quý I vừa qua, hoạt động xuất khẩu và đầu tư vào thiết bị tăng trưởng chậm hơn dự kiến.
Theo báo cáo dự đoán kinh tế được điều chỉnh của HRI, nền kinh tế lớn thứ tư châu Á sẽ đối mặt với các “cơn gió ngược” mạnh trong năm nay trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng ảm đạm và đầu tư nội địa suy giảm.HRI cũng dự đoán nền kinh tế Hàn Quốc sẽ đối mặt với sức ép đi xuống khi xuất, nhập khẩu suy yếu với tiêu dùng và đầu tư nhiều khả năng sẽ bị tác động./.
Tổng hợp