22 C
Hanoi
20/01/2025
GiaVang.Net
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Tỷ lệ lạm phát tại Mỹ tăng nhanh nhất trong 30 năm

Báo cáo công bố hôm 1/10 của Cục Phân tích Kinh tế Mỹ ghi nhận, lạm phát ở nước này đã đạt mức cao nhất trong 30 năm, tính tới cuối tháng 8/2021.

Chỉ số giá theo dõi chi tiêu của người tiêu dùng, chỉ số giá PCE ở Mỹ, đã tăng 4,3% trong 12 tháng (tính tới 30/8). Tốc độ đã tăng lên một chút so với mức 4,2% hồi tháng 7. 

Theo đó, lạm phát tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất là một tốc độ nhanh hơn so với 4,2% của tháng Bảy. Lạm phát tiếp tục tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 1/1991.

Lạm phát kỷ lục tại Mỹ

Theo CNN, không tính tới giá thực phẩm và năng lượng là hai lĩnh vực vốn có xu hướng biến động mạnh thì chỉ số lạm phát tại Mỹ cũng đang đứng ở mức 3,6% kể từ tháng 6. Dưới 4% nhưng đây vẫn là tốc độ nhanh nhất của “lạm phát lõi” kể từ tháng 3/1991 và cao hơn nhiều so với mục tiêu của Cục Dự trữ Liên bang (Fed) là 2%.

Nhìn vào tốc độ tăng giá hàng tháng, mọi thứ đều ổn định trong khoảng thời gian từ tháng 7 đến tháng 8 và tốc độ chậm hơn so với đầu năm. Thực tế, chỉ số PCE vẫn là một trong số rất nhiều công cụ phân tích và không phải tất cả chúng đều chỉ theo cùng một hướng: 

Chẳng hạn như chỉ số lạm phát giá tiêu dùng đã đạt mức cao nhất trong 13 năm vào tháng 8. Dù vậy, chỉ số PCE vẫn là thước đo lạm phát ưa thích của Fed.

Fed cảnh báo về nguy cơ lạm phát kéo dài sang năm 2022. Nguồn: CNN

Việc chỉ số PCE tiếp tục tăng đã khiến Fed đưa ra tín hiệu cảnh báo rằng họ sẽ bắt đầu giảm bớt kích thích kinh tế khẩn cấp, bất chấp việc phục hồi kinh tế của Mỹ đã có dấu hiệu chậm lại trong những tháng gần đây.

Tăng lương và tăng giá

Mặc dù giá cả tăng mạnh nhưng thu nhập của người Mỹ chỉ tăng với tốc độ khiêm tốn, tăng 0,2% tương đương 35,5 tỷ USD. Thu nhập khả dụng thậm chí còn tăng ít hơn – chỉ 0,1% tương đương 18,8 tỷ USD. 

Sự gia tăng này một phần là do lương cao hơn do các công ty đang cố gắng thu hút và giữ chân người lao động để vượt qua việc thiếu lao động – áp lực lớn với nhiều doanh nghiệp khi phục hồi từ đại dịch. Một lý do khác là các điều kiện phúc lợi của chính phủ, khoản ứng trước Tín dụng Thuế Trẻ em theo Kế hoạch Giải cứu người Mỹ.

Báo cáo mới nhất công bố hôm 1/10 được cho là vẫn chưa tính đến việc kết thúc phân bổ khoản trợ cấp thất nghiệp bổ sung được triển khai vào đầu tháng 9. Một quan chức quản lý cấp cao nói với CNN Business rằng các chính sách hỗ trợ trong đại dịch COVID-19 luôn được thiết kế để ngay lập tức hết hiệu lực sau khi kinh tế phục hồi.

Tuy nhiên, giữa tuần kết thúc vào ngày 4/9 và tuần kết thúc vào ngày 11/9, số lượng người Mỹ nhận trợ cấp theo các chương trình khác nhau của chính phủ đã giảm hơn 6 triệu người. Liệu tất cả họ có tìm được việc làm hiệu quả trong tuần đó hay không là điều không chắc chắn. 

Tuy nhiên, người Mỹ vẫn tiếp tục tiêu tiền mặt của họ. Chi tiêu của người tiêu dùng tăng 0,8% tương đương 130,5 tỷ USD từ tháng 7 đến tháng 8, phân chia khá đồng đều giữa khu vực hàng hóa và dịch vụ.

“Các hộ gia đình vẫn còn rất nhiều giải pháp vì họ có việc làm và tiền lương tăng lên, giá trị ròng tăng vọt (khi giá nhà tăng vọt) và tỷ lệ tiết kiệm vượt mức”, nhà kinh tế học cao cấp của BMO Sal Guatieri cho biết. “Tuy nhiên, giá cả tăng cao do lạm phát đang ăn sâu vào sức chi tiêu”, ông nói thêm.

Người tiêu dùng vẫn là trụ cột của nền kinh tế Mỹ. Nếu lạm phát tăng cao đến mức mọi người đều muốn tiết kiệm tiền của họ hơn là tiêu nó thì nền kinh tế Mỹ sẽ rơi vào tình trạng thực sự khó khăn. Điều đó nói lên rằng, tỷ lệ tiết kiệm đã tăng vọt trong thời kỳ đại dịch COVID-19. Vào tháng 8, tỷ lệ này dừng mức 9,4%.

Với những nguy cơ mà đại dịch gây ra, thời tiết ngày càng lạnh hơn, ít hoạt động ngoài trời và các kỳ nghỉ lễ, du lịch thì chi tiêu của người dân Mỹ giảm đi cũng là xu hướng có thể lý giải. 

Dù vậy, nhiều nghiên Chỉ số tâm lý người tiêu dùng của Đại học Michigan nghiên cứu trong tháng 9 cho thấy chỉ số lòng tin tiêu dùng của Mỹ đã tăng lên 72,8 trong tháng 7, cao hơn mức 70,3 hồi tháng 8.

Ông Richard Curtin, người đứng đầu cuộc khảo sát gọi đó là “sự lạc quan chán nản”, và nói thêm rằng người Mỹ đã bắt đầu trì hoãn việc mua hàng do giá cao. Ông nói: “Ngay cả khi chỉ thoáng qua, lạm phát cao hơn cũng đã làm giảm mức sống”.

Theo Vietnambiz

Tin liên quan

Đang tải....