31 C
Hanoi
19/04/2024
Image default
Kinh tế Kinh tế Thế giới Tin mới nhất

Sau cú lao dốc vì Covid-19, GDP Nhật Bản tăng mạnh trở lại trong quý 3

Sau khi lao dốc kỷ lục vì đại dịch Covid-19, nền kinh tế Nhật Bản đã hồi phục mạnh mẽ hơn dự đoán nhờ hoạt động kinh doanh mở cửa trở lại, thương mại bứt tốc và các biện pháp kích thích của chính phủ giúp chi tiêu tiêu dùng tăng vọt.

Trong quý 3/2020, GDP Nhật Bản đã tăng trưởng 21.4%, mạnh nhất kể từ năm 1968. Trước đó các chuyên gia kinh tế chỉ dự báo mức tăng trưởng 18.9%.

Đây là mức tăng trưởng đã điều chỉnh về cơ sở hàng năm. Nếu so với quý trước, GDP Nhật Bản tăng 5%, mạnh hơn dự báo, đồng thời kéo nước này ra khỏi suy thoái.

Lượng tiêu thụ ở khu vực tư nhân – vốn chiếm hơn 50% GDP Nhật Bản, tăng trưởng 4.7% so với quý trước, hồi phục từ cú giảm mạnh nhờ những biện pháp phong tỏa để ngăn sự lây lan của dịch bệnh.

Nhu cầu bên ngoài – hoặc kim ngạch xuất khẩu trừ đi nhập khẩu, đóng góp 2.9% vào tăng trưởng GDP nhờ sự hồi phục của nhu cầu nước ngoài, trong đó xuất khẩu tăng trưởng 7%.

Tuy nhiên, chi tiêu vốn lại giảm 3.4%, cao hơn con số dự báo 2.9% được đưa ra trước đó, qua đó cho thấy sự bất ổn về đại dịch đang đè nặng lên tâm lý của doanh nghiệp.

Cho tới nay, Nhật Bản đã công bố 2 hói kích thích với tổng trị giá 2.2 nghìn tỷ USD để xoa dịu nỗi đau từ đại dịch Covid-19, bao gồm phát tiền mặt cho người dân và cho doanh nghiệp nhỏ vay nợ.

Bất chấp những tín hiệu phục hồi trong những tháng gần đây, nhiều nhà kinh tế dự báo đà phục hồi của nước này sẽ chậm lại, do tiêu dùng vẫn yếu và số ca nhiễm Covid-19 vẫn đang tăng tại cả Nhật Bản và trên thế giới. “Nền kinh tế này đang hồi phục từ đáy quý II. Tuy nhiên, số ca nhiễm tăng trở lại tại Nhật Bản và châu Âu cho thấy tốc độ hồi phục trong quý cuối sẽ chậm hơn quý III”, Mari Iwashita – kinh tế trưởng tại Daiwa Securities cho biết.

Tốc độ hồi phục của kinh tế Nhật Bản giờ đây sẽ phụ thuộc phần lớn vào diễn biến dịch bệnh trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bước vào mùa đông. Làn sóng lây nhiễm mới đang bao trùm nước Mỹ và châu Âu, có thể ảnh hưởng đến các thị trường xuất khẩu chính. Số ca nhiễm trong nước cũng lập kỷ lục mới, dẫn đến khả năng phải áp đặt lại các biện pháp phong tỏa.

Tổng hợp

Tin liên quan

Đang tải....